Điều kiện sản xuất Lạp xưởng đúng quy định gồm những giấy tờ gì?
Khi có kế hoạch mở xưởng sản xuất lạp xưởng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về những giấy tờ pháp lý quan trọng. Giấy tờ này cần phải được các cơ quan chức năng chấp nhận và phê duyệt trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Ví dụ như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Kiểm nghiệm Lạp xưởng, và Công bố chất lượng Lạp xưởng.
Nếu doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu thì cần thêm: Giấy phép lưu hành tự do CFS cho Lạp xưởng, Giấy chứng nhận y tế HC cho lạp xưởng. (Tùy yêu cầu thị trường của nước nhập khẩu)
Đây là những giấy tờ quan trọng và bắt buộc tiến hành để quá trình sản xuất, kinh doanh Lạp xưởng trở nên thuận lợi và ngày một càng phát triển hơn.
Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những giấy tờ pháp lý trên. ISOHA xin chia sẻ bài viết dưới đây, mong là sẽ giúp ích thật nhiều cho doanh nghiệp! Mời Quý doanh nghiệp cùng ISOHA theo dõi chi tiết bài viết!
1. Điều kiện sản xuất Lạp xưởng trong nước
1.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Lạp xưởng
➤ Trước tiên, doanh nghiệp nên xem xét về quy mô và kế hoạch kinh doanh Lạp xưởng. Nhằm lựa chọn hình thức phù hợp là đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty.
- Nếu quy mô xưởng sản xuất nhỏ, không đa dạng mặt hàng và sử dụng ít lao động. Thì nên đăng ký loại hộ kinh doanh cá thể.
- Còn nếu doanh nghiệp có dự định mở rộng quy mô kinh doanh ở nhiều tỉnh thành, sử dụng nhiều lao động và muốn tạo dựng uy tín và thương hiệu sang thị trường nước ngoài thì hãy thành lập công ty.
Lưu ý: Trên giấy phép kinh doanh bắt buộc phải có ngành nghề sản xuất/ kinh doanh Lạp xưởng.
➤ Nộp hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh Lạp xưởng tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư. Nếu đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì nộp tại UBND Quận/Huyện.
➤ Thời gian hoàn thành cấp giấy phép kinh doanh: 03 đến 05 ngày làm việc.
==> Xem thêm: Nghị định 01/2021 Quy định mới nhất về Đăng ký doanh nghiệp
1.2 Giấy phép cơ sở đủ điều kiện ATVSTP sản xuất Lạp xưởng
Trong sản xuất, kinh doanh Lạp xưởng thì xin giấy chứng nhận ATTP là hết sức quan trọng. Điều này không chỉ để tránh gặp rắc rối khi cơ quan chức năng thanh tra. Mà còn giúp doanh nghiệp nhận được sự an tâm và tin tưởng từ phía khách hàng.
Giấy phép ATVSTP cho xưởng sản xuất lạp xưởng có thời hạn trong 3 năm. Nếu hết thời hạn doanh nghiệp phải xin cấp lại.
Những tiêu chuẩn để được cấp giấy phép ATVSTP cho sản xuất Lạp xưởng:
- Chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng,.. của nguyên liệu chế biến Lạp xưởng.
- Sử dụng chất phụ gia, hóa học an toàn và được cấp phép từ Bộ Y Tế.
- Bố trí tách biệt giữa thực phẩm đã qua chế biến và chưa qua chế biến.
- Có nguồn nước đầy đủ, đạt tiêu chuẩn an toàn để phục vụ cho việc chế biến Lạp xưởng
- Có đầy đủ vật dụng chứa đựng, thu gom rác thải. Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất.
- Các cống rãnh trong xưởng phải được thông thoát, không ứ đọng nước,…
- Nhân viên phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
- Nhân viên đảm bảo có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm và được kiểm tra sức khỏe định kỳ.
➤ Thời gian tiến hành xin giấy chứng nhận ATTP là từ 15 đến 20 ngày làm việc.
➤ Nộp hồ sơ tại Chi cục vệ sinh/ Ban quản lý ATTP tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
==> Xem thêm: Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận ATTP chế biến rau củ quả
1.3 Kiểm nghiệm Lạp xưởng
Kiểm nghiệm là bước cần thiết để cho ra kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc xin nhiều loại giấy phép liên quan như Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất Lạp xưởng. Hoặc thực hiện thủ tục công bố chất lượng Lạp xưởng để đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp.
Việc kiểm nghiệm Lạp xưởng còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm Lạp xưởng chất lượng nhất. Hơn nữa là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm lạp xưởng do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)
Lưu ý:
– Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm Lạp xưởng: Phải đầy đủ chỉ tiêu an toàn. Và phải dựa trên những quy định mới nhất đối với sản phẩm.
– Mẫu sản phẩm Lạp xưởng phải được kiểm tại trung tâm được cơ quan nhà nước công nhận.
➤ Thời gian kiểm nghiệm lạp xưởng từ 05 đến 07 ngày làm việc.
==> Xem thêm:
➯ Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định mới nhất về an toàn thực phẩm
➯ Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu thì đúng với quy định hiện nay?
1.4 Tự công bố sản phẩm Lạp xưởng
Theo Nghị định 15/2018 quy định: Tất cả các tổ chức hoặc cá nhân đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam. Đều phải tiến hành Tự công bố chất lượng với cơ quan Nhà nước trước khi bày bán, và lưu thông trên thị trường.
Hồ sơ tự công bố chất lượng Lạp xưởng theo Nghị định 15 gồm:
1. Bản tự công bố chất lượng Lạp xưởng theo Mẫu số 01 được quy định tại Nghị định 15/2018.
2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm Lạp xưởng đầy đủ các chỉ tiêu an toàn; và còn hạn trong 12 tháng.
==> Tải miễn phí Mẫu 01 - Mục số 9 của bài viết tại đây: Tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hồ sơ và quy định mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, bắt buộc doanh nghiệp phải có 2 giấy phép sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh Lạp xưởng.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho sản xuất Lạp xưởng.
➤ Nơi nộp hồ sơ công bố: Ban Quản lý/ Hoặc Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương.
➤ Thời gian đăng ký công bố chất lượng Lạp xưởng: Tùy theo từng địa phương.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm lạp xưởng do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)
==> Xem thêm:
➯ Cách tra cứu tự công bố sản phẩm ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết)
➯ Tự công bố sản phẩm, hồ sơ và quy định mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP
➯ Công bố chất lượng SOCOLA (CHOCOLATE) và những lưu ý quan trọng
2. Điều kiện sản xuất Lạp xưởng xuất khẩu
Để sản phẩm Lạp xưởng có thể xuất khẩu được sang các thị trường nước ngoài thì:
- Doanh nghiệp phải có đủ các giấy tờ pháp lý quan trọng cho sản xuất trong nước.
- Tùy từng thị trường yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải tiến hành thêm 2 giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho Lạp xưởng.
- Giấy chứng nhận Y Tế HC cho Lạp xưởng.
2.1 Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho Lạp xưởng
Để xin cấp giấy chứng nhận CFS cho Lạp xưởng doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do CFS cho Lạp xưởng.
- Đăng ký mẫu chữ ký của người đề nghị cấp CFS và con dấu của doanh nghiệp.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của doanh nghiệp.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân xuất khẩu Lạp xưởng.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm Lạp xưởng.
- Bản tự công bố chất lượng Lạp xưởng theo Nghị định 15/2018.
- Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP của cơ sở sản xuất Lạp xưởng.
➤ Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy phép: 05 ngày làm việc (kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ).
➤ Hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm.
==> Xem thêm:
➯ Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS do Bộ y tế cấp
➯ Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm có bắt buộc không?
2.2 Giấy chứng nhận y tế HC cho Lạp xưởng
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chứng nhận y tế (HC) cho Lạp xưởng gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận HC theo mẫu tại Phụ lục 08 của Thông tư 52/2015/TT-BYT.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Lạp xưởng.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm Lạp xưởng.
- Bản Tự công bố chất lượng Lạp xưởng.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP sản xuất Lạp xưởng.
- Mẫu nhãn sản phẩm Lạp xưởng gồm các nội dung ghi nhãn theo đúng quy định hiện hành.
➤ Thời gian xin giấy chứng nhận Y tế HC cho Lạp xưởng là từ 05 đến 07 ngày làm việc.
➤ Hiệu lực giấy chứng nhận HC là 02 năm, kể từ ngày cấp.
==> Xem thêm:
➯ Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận y tế Health Certificate cho thực phẩm xuất khẩu
➯ Dịch vụ xin Giấy chứng nhận y tế HC nhanh, uy tín (toàn quốc)
Trên đây là những điều kiện sản xuất Lạp xưởng (giấy tờ pháp lý) quan trọng và bắt buộc phải có. ISOHA hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý doanh nghiệp.
Nếu Quý Doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc gì về các giấy phép trên, có thể liên hệ với ISOHA qua thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn ISOHA sẽ trực tiếp gọi điện thoại và tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp!