Điều kiện sản xuất, kinh doanh LẠP XƯỞNG đúng pháp luật

 Điều kiện sản xuất Lạp xưởng đúng quy định gồm những giấy tờ gì?  

Khi có kế hoạch mở xưởng sản xuất lạp xưởng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về những giấy tờ pháp lý quan trọng. Giấy tờ này cần phải được các cơ quan chức năng chấp nhận và phê duyệt trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Ví dụ như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Kiểm nghiệm Lạp xưởng, và Công bố chất lượng Lạp xưởng.  

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu thì cần thêm: Giấy phép lưu hành tự do CFS cho Lạp xưởng, Giấy chứng nhận y tế HC cho lạp xưởng. (Tùy yêu cầu thị trường của nước nhập khẩu)

Đây là những giấy tờ quan trọng và bắt buộc tiến hành để quá trình sản xuất, kinh doanh Lạp xưởng trở nên thuận lợi và ngày một càng phát triển hơn. 

Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những giấy tờ pháp lý trên. ISOHA xin chia sẻ bài viết dưới đây, mong là sẽ giúp ích thật nhiều cho doanh nghiệp! Mời Quý doanh nghiệp cùng ISOHA theo dõi chi tiết bài viết! 

điều kiện sản xuất lạp xưởng đúng pháp luật

1. Điều kiện sản xuất Lạp xưởng trong nước 

1.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Lạp xưởng 

➤ Trước tiên, doanh nghiệp nên xem xét về quy mô và kế hoạch kinh doanh Lạp xưởng. Nhằm lựa chọn hình thức phù hợp là đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty. 

  • Nếu quy mô xưởng sản xuất nhỏ, không đa dạng mặt hàng và sử dụng ít lao động. Thì nên đăng ký loại hộ kinh doanh cá thể.  
  • Còn nếu doanh nghiệp có dự định mở rộng quy mô kinh doanh ở nhiều tỉnh thành, sử dụng nhiều lao động và muốn tạo dựng uy tín và thương hiệu sang thị trường nước ngoài thì hãy thành lập công ty. 

Lưu ý: Trên giấy phép kinh doanh bắt buộc phải có ngành nghề sản xuất/ kinh doanh Lạp xưởng. 

➤ Nộp hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh Lạp xưởng tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư. Nếu đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì nộp tại UBND Quận/Huyện. 

➤ Thời gian hoàn thành cấp giấy phép kinh doanh:  03 đến 05 ngày làm việc. 

==> Xem thêm:  Nghị định 01/2021 Quy định mới nhất về Đăng ký doanh nghiệp 

1.2 Giấy phép cơ sở đủ điều kiện ATVSTP sản xuất Lạp xưởng 

Trong sản xuất, kinh doanh Lạp xưởng thì xin giấy chứng nhận ATTP là hết sức quan trọng. Điều này không chỉ để tránh gặp rắc rối khi cơ quan chức năng thanh tra. Mà còn giúp doanh nghiệp nhận được sự an tâm và tin tưởng từ phía khách hàng.  

Giấy phép ATVSTP cho xưởng sản xuất lạp xưởng có thời hạn trong 3 năm. Nếu hết thời hạn doanh nghiệp phải xin cấp lại.  

Những tiêu chuẩn để được cấp giấy phép ATVSTP cho sản xuất Lạp xưởng:

  • Chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng,.. của nguyên liệu chế biến Lạp xưởng. 
  • Sử dụng chất phụ gia, hóa học an toàn và được cấp phép từ Bộ Y Tế.  
  • Bố trí tách biệt giữa thực phẩm đã qua chế biến và chưa qua chế biến.  
  • Có nguồn nước đầy đủ, đạt tiêu chuẩn an toàn để phục vụ cho việc chế biến Lạp xưởng  
  • Có đầy đủ vật dụng chứa đựng, thu gom rác thải. Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất. 
  • Các cống rãnh trong xưởng phải được thông thoát, không ứ đọng nước,… 
  • Nhân viên phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
  • Nhân viên đảm bảo có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm và được kiểm tra sức khỏe định kỳ.  

➤ Thời gian tiến hành xin giấy chứng nhận ATTP là từ 15 đến 20 ngày làm việc.  

➤ Nộp hồ sơ tại Chi cục vệ sinh/ Ban quản lý ATTP tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. 

==> Xem thêm:  Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận ATTP chế biến rau củ quả 

1.3 Kiểm nghiệm Lạp xưởng  

Kiểm nghiệm là bước cần thiết để cho ra kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc xin nhiều loại giấy phép liên quan như Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất Lạp xưởng. Hoặc thực hiện thủ tục công bố chất lượng Lạp xưởng để đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp. 

Việc kiểm nghiệm Lạp xưởng còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm Lạp xưởng chất lượng nhất. Hơn nữa là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

kết quả kiểm nghiệm lạp xưởng

Kết quả kiểm nghiệm lạp xưởng do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

Lưu ý: 

– Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm Lạp xưởng: Phải đầy đủ chỉ tiêu an toàn. Và phải dựa trên những quy định mới nhất đối với sản phẩm.

– Mẫu sản phẩm Lạp xưởng phải được kiểm tại trung tâm được cơ quan nhà nước công nhận. 

➤ Thời gian kiểm nghiệm lạp xưởng từ 05 đến 07 ngày làm việc. 

==> Xem thêm:

Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định mới nhất về an toàn thực phẩm 

Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu thì đúng với quy định hiện nay? 

1.4 Tự công bố sản phẩm Lạp xưởng  

Theo Nghị định 15/2018 quy định: Tất cả các tổ chức hoặc cá nhân đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam. Đều phải tiến hành Tự công bố chất lượng với cơ quan Nhà nước trước khi bày bán, và lưu thông trên thị trường. 

Hồ sơ tự công bố chất lượng Lạp xưởng theo Nghị định 15 gồm: 

1. Bản tự công bố chất lượng Lạp xưởng theo Mẫu số 01 được quy định tại Nghị định 15/2018.   

2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm Lạp xưởng đầy đủ các chỉ tiêu an toàn; và còn hạn trong 12 tháng. 

==> Tải miễn phí Mẫu 01 - Mục số 9 của bài viết tại đây: Tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hồ sơ và quy định mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP.    

Ngoài ra, bắt buộc doanh nghiệp phải có 2 giấy phép sau: 

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh Lạp xưởng.   
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho sản xuất Lạp xưởng. 

➤ Nơi nộp hồ sơ công bố: Ban Quản lý/ Hoặc Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương. 

➤ Thời gian đăng ký công bố chất lượng Lạp xưởng: Tùy theo từng địa phương.

hồ sơ tự công bố sản phẩm lạp xưởng

Hồ sơ tự công bố sản phẩm lạp xưởng do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

==> Xem thêm:

Cách tra cứu tự công bố sản phẩm ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết) 

Tự công bố sản phẩm, hồ sơ và quy định mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP 

Công bố chất lượng SOCOLA (CHOCOLATE) và những lưu ý quan trọng 

2. Điều kiện sản xuất Lạp xưởng xuất khẩu 

Để sản phẩm Lạp xưởng có thể xuất khẩu được sang các thị trường nước ngoài thì: 

- Doanh nghiệp phải có đủ các giấy tờ pháp lý quan trọng cho sản xuất trong nước. 

- Tùy từng thị trường yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải tiến hành thêm 2 giấy phép sau: 

    • Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho Lạp xưởng. 
    •  Giấy chứng nhận Y Tế HC cho Lạp xưởng.  

2.1 Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho Lạp xưởng

Để xin cấp giấy chứng nhận CFS cho Lạp xưởng doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do CFS cho Lạp xưởng. 
  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đề nghị cấp CFS và con dấu của doanh nghiệp. 
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của doanh nghiệp. 
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân xuất khẩu Lạp xưởng.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm Lạp xưởng.
  • Bản tự công bố chất lượng Lạp xưởng theo Nghị định 15/2018. 
  • Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP của cơ sở sản xuất Lạp xưởng. 

➤ Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy phép: 05 ngày làm việc (kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ).   

➤ Hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm. 

==> Xem thêm:  

Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS do Bộ y tế cấp 

Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm có bắt buộc không? 

2.2 Giấy chứng nhận y tế HC cho Lạp xưởng 

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chứng nhận y tế (HC) cho Lạp xưởng gồm có: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận HC theo mẫu tại Phụ lục 08 của Thông tư 52/2015/TT-BYT. 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Lạp xưởng. 
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm Lạp xưởng. 
  • Bản Tự công bố chất lượng Lạp xưởng. 
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP sản xuất Lạp xưởng. 
  • Mẫu nhãn sản phẩm Lạp xưởng gồm các nội dung ghi nhãn theo đúng quy định hiện hành. 

➤ Thời gian xin giấy chứng nhận Y tế HC cho Lạp xưởng là từ 05 đến 07 ngày làm việc. 

➤ Hiệu lực giấy chứng nhận HC là 02 năm, kể từ ngày cấp. 

==> Xem thêm:

Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận y tế Health Certificate cho thực phẩm xuất khẩu 

Dịch vụ xin Giấy chứng nhận y tế HC nhanh, uy tín (toàn quốc) 


Trên đây là những điều kiện sản xuất Lạp xưởng (giấy tờ pháp lý) quan trọng và bắt buộc phải có. ISOHA hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý doanh nghiệp.

Nếu Quý Doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc gì về các giấy phép trên, có thể liên hệ với ISOHA qua thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn ISOHA sẽ trực tiếp gọi điện thoại và tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp! 

Công bố chất lượng SOCOLA (CHOCOLATE) và những lưu ý quan trọng

 Tại sao phải kiểm nghiệm và công bố chất lượng Socola (Chocolate) ? 

Socola (Chocolate) là loại thực phẩm quen thuộc và yêu thích của nhiều người. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Socola với nhiều mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều loại Chocolate kém chất lượng cũng đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Điều này, làm người tiêu dùng rất hoang mang, và không biết dựa vào tiêu chí gì để nhận biết đâu là sản phẩm chất lượng.  

Chính vì vậy, Chính phủ đã thông qua Nghị định 15/2018/NĐ-CP: bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng Socola. Thủ tục kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm Socola phải được tiến hành trước khi bán ra thị trường.  

Đây là tiêu chí quan trọng giúp người tiêu dùng đánh giá sản phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Việc này cũng tạo điều kiện cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm nghiệm và công bố chocolate, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý các mục sau để tránh những sai sót, gây mất thời gian và chi phí.

1. Lưu ý quan trọng khi công bố chất lượng Socola 

Để tiến hành thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng Socola một cách nhanh chóng, thuận lợi. Và tránh được những lỗi thường gặp gây mất thêm nhiều thời gian và chi phí. Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:  

1.1 Xác định Sô cô la (Chocolate) thuộc dạng công bố nào?  

Các loại Chocolate thông thường sẽ thuộc trường hợp tự công bố sản phẩm (theo Nghị định 15/2018). Mẫu hồ sơ tự công bố chất lượng Chocolate được quy định theo Mẫu 01 của NĐ15. 

==> Tải Mẫu 01 tại đây (Mục số 9 của bài viết): Tự công bố chất lượng sản phẩm, hồ sơ và quy định theo NĐ 15/2018/NĐ-CP mới nhất.   

hồ sơ tự công bố socola chocolate

Hồ sơ Tự công bố sản phẩm Sô cô la do ISOHA thực hiện cho Khách hàng (Ảnh độc quyền ISOHA)

1.2 Các tài liệu liên quan đến tự công bố Socola

Các tài liệu liên quan đến thủ tục công bố chất lượng Socola phải thống nhất về tên sản phẩm, tên và địa chỉ của đơn vị công bố. Cần kiểm tra cẩn thận các thông tin này. Nếu có 1 trong các tài liệu khác thông tin với nhau sẽ bị trả hồ sơ. Và phải mất thời gian để chỉnh lại các thông tin cho thống nhất.  

Đối với Socola nhập khẩu, khi có tài liệu liên quan bằng tiếng nước ngoài cần phải dịch thuật sang tiếng Việt và có công chứng hợp lệ. Tài liệu phải còn hiệu lực ở thời điểm nộp hồ sơ công bố Socola nhập khẩu. 

1.3 Lưu ý về kiểm nghiệm sản phẩm Socola 

✦ Kiểm nghiệm Socola đầy đủ chỉ tiêu an toàn 

Socola phải được kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn được quy định tại: 

  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT: Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học cho phép trong thực phẩm. 
  • QCVN 8-1:2011/BYT: Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm tối đa trong thực phẩm. (Đối với các loại socola có thêm hạt).
  • QCVN 8-2:2011/BYT: Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng tối đa trong thực phẩm. 
  • Và các quy định về phụ gia thực phẩm.

✦ Phải kiểm nghiệm tại Trung tâm được Nhà nước công nhận

Thủ tục kiểm nghiệm Socola phải được tiến hành bởi Trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận. Khi đó, phiếu kiểm nghiệm mới có giá trị pháp lý được cơ quan chấp nhận. Đồng thời cũng tạo được độ uy tín cho sản phẩm, được đối tác/khách hàng chấp nhận.

==> Tham khảo: Danh sách Trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận (mới nhất)

✦ Kiểm tra thông tin trên phiếu kết quả kiểm nghiệm Chocolate 

Với sản phẩm thực hiện tự công bố: tên và địa chỉ đơn vị trên kết quả kiểm nghiệm phải trùng với tên đơn vị công bố trong hồ sơ.

Sử dụng phiếu kiểm nghiệm của nhà sản xuất (trong trường hợp gia công) được không? ==> Câu trả lời là Không được. Đơn vị công bố là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm sản phẩm bán ra thị trường. Do đó, phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm theo đúng quy định.

✦ Phiếu kết quả kiểm nghiệm Socola phải còn hiệu lực 

Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Socola phải còn thời hạn trong 12 tháng. (Tính tới thời điểm công bố chất lượng Chocolate)

✦ Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm Chocolate

Hiện nay, không bắt buộc phải kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau khi công bố như trước đây nữa. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có thể chất lượng sản phẩm bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tự nguyện kiểm định kỳ để kịp thời phát hiện những sai sót, tránh những rủi ro không đáng có.

Kết quả kiểm nghiệm Socola chocolate

Kết quả kiểm nghiệm Socola đúng quy định do ISOHA thực hiện cho Khách hàng (Ảnh độc quyền ISOHA)

1.4 Đăng ký nhãn hiệu độc quyền, mã số mã vạch cho sản phẩm 

Trước khi bán sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp nên tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền cho logo công ty, nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm,...

Vì sau khi sản phẩm Socola được công bố và bán rộng rãi ra thị trường. Sẽ dễ bị đối tượng xấu đánh cắp, hoặc làm giả nhãn hiệu. Thậm chí họ có thể đi đăng ký độc quyền thương hiệu đó trước doanh nghiệp. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín công ty, chất lượng sản phẩm. Trường hợp xấu nhất doanh nghiệp có thể bị buộc phải thay đổi thương hiệu vốn dĩ của mình.

1.5 Kiểm tra kết quả công bố chất lượng Socola 

Hiện nay, tự công bố sản phẩm hợp lệ sẽ được trả kết quả bằng hình thức online. Và được đăng tải trên trang điện tử của cơ quan. 

Doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu online về thông tin sản phẩm đã công bố. (Về tên công ty, địa chỉ, tên sản phẩm, ngày công bố).

Khi các thông tin trên có sự sai sót (lỗi do nhập liệu từ cơ quan) thì doanh nghiệp phải liên hệ ngay để kịp thời chỉnh sửa lại chính xác.

==> Tham khảo: Cách tra cứu thông tin Tự công bố tại Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết) 

1.6 Khi nào phải làm lại công bố chất lượng Sô cô la?

Trường hợp sản phẩm Socola có sự thay đổi 1 trong 3 thông tin sau. ➔ Doanh nghiệp phải thực hiện tự công bố sản phẩm Chocolate lại như ban đầu. 

  • Tên sản phẩm.
  • Nhà sản xuất.
  • Thành phần sản phẩm.

Nếu không phải thuộc 3 trường hợp thay đổi ở trên. ➔ Doanh nghiệp chỉ cần thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi. Tiếp đó, gửi văn bản này đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngay sau khi gửi thông báo, doanh nghiệp ngay lập tức sẽ được phép sản xuất, kinh doanh tiếp tục. 

2. Dịch vụ công bố chất lượng Socola uy tín - nhanh - đúng luật

Doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị pháp lý uy tín có thể giải quyết thủ tục Công bố chất lượng Chocolate nhanh chóng – Giá cả hợp lý – Cam kết 100% kết quả đạt được? 

Hãy liên hệ ngay với ISOHA qua  0909 384 449 (zalo) 0902 569 328. ISOHA hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ, giải đáp CHÍNH XÁC theo những văn bản pháp luật hiện hành. Khi làm việc cùng ISOHA, chúng tôi cam kết Quý Khách hàng sẽ không phải đi lại bất cứ lần nào. 

Mọi khó khăn của doanh nghiệp sẽ được ISOHA giải quyết nhanh chóng và ổn thỏa nhất! 

Quy trình ISOHA thực hiện công bố chất lượng Socola 

quy trình công bố chất lượng socola chocolate


==> Xem thêm:

NĐ 115/2018/NĐ-CP: Quy định xử phạt An toàn thực phẩm (Có Mục lục dễ tra cứu)

Quy trình tự công bố sản phẩm nhập khẩu theo NĐ15 (đầy đủ kiểm nghiệm, hồ sơ)

Bản tự công bố sản phẩm có hết hạn không? Khi nào làm lại công bố?

Một số từ ngữ trong Công bố chất lượng sản phẩm dễ gây nhầm lẫn