Công bố chất lượng KHĂN ƯỚT, KHĂN LẠNH đúng quy định 2023

 Công bố chất lượng Khăn ướt (Khăn lạnh) là thủ tục bắt buộc phải làm để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ về quy trình, các hồ sơ cần có và các yêu cầu đối với sản phẩm. Từ đó có thể thực hiện kiểm nghiệm Khăn ướt, Khăn lạnh và công bố sản phẩm một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất. 

công bố chất lượng khăn ướt khăn lạnh

1. Công bố chất lượng Khăn ướt theo quy định pháp luật nào?

Tháng 9 năm 2017, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ban hành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11528:2016 quy định về chất lượng khăn ướt dùng một lần. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sẽ tự công bố Tiêu chuẩn cơ sở khăn ướt dựa trên tiêu chuẩn này. Và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.

Việc ban hành TCVN 11528:2016 này giúp các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhập khẩu mặt hàng khăn ướt, khăn lạnh đưa ra được sản phẩm đạt chất lượng an toàn. Đồng thời cũng giúp cho người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm an toàn hơn.

Hình thức Công bố TCCS khăn ướt tuân thủ theo Thông tư số 21 năm 2007 của BKHCN

2. Yêu cầu chất lượng và an toàn của Khăn ướt, Khăn lạnh

Yêu cầu về kích thước Khăn ướt

  • Khăn ướt có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.
  • Kích thước tùy theo quy định của đơn vị sản xuất.
  • Sai lệch kích thước: theo chiều dài là - 5 % ; theo chiều rộng là - 5 %

Yêu cầu về ngoại quan Khăn ướt

  • Khăn ướt không được có những khuyết tật như vết thủng hay rách.
  • Khăn ướt phải sạch không có các tạp chất lạ, không có vết ố. Bề mặt khăn ướt, khăn lạnh không được có các xơ sợi còn bám lại.
  • Hình dáng khăn ướt phẳng cân đối, các nếp gấp thẳng đều.

Yêu cầu về hóa lý Khăn ướt

Để công bố chất lượng Khăn ướt, Khăn lạnh đạt kết quả tốt, cần đặc biệt lưu ý đến các yêu cầu hóa lý của sản phẩm được quy định trong Bảng 1 sau:

Bảng 1 - Yêu cầu hóa lý của Khăn ướt, Khăn lạnh

Tên chỉ tiêuMức quy định
1. Lượng chất lỏng (%)≥ 170
2. pH nước ép4,5 - 7,5
3. Hàm lượng Formaldehyde (mg/kg) 
- Khăn ướt dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi≤ 30
- Khăn ướt dùng cho các đối tượng khác≤ 75
4. Chất tăng trắng quang họcKhông phát hiện
5. Độ kích ứng daKhông đáng kể
6. Tính năng đóng gói kínĐạt
7. Độ bền kéo đứt (N) 
- Theo chiều dọc≥ 60
- Theo chiều ngang≥ 15

Giới hạn vi sinh vật của Khăn ướt, Khăn lạnh

Khăn ướt, Khăn lạnh phải đáp ứng các giới hạn vi sinh vật quy định trong Bảng 2 sau:

Bảng 2 - Giới hạn vi sinh vật Khăn ướt, Khăn lạnh 

Tên chtiêuMức quy định
Khăn ướt dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuiKhăn ướt dùng cho các đối tượng khác
1. Tổng số vi sinh vật đếm được (CFU/g)≤ 500≤ 1 000
2. Sự có mặt của vi sinh vật gây bệnh: P. aeruginosa, S. aureus, C. albicans.

Không được có trong 0,1 g mẫu thử

3. Hồ sơ công bố Tiêu chuẩn cơ sở Khăn ướt, Khăn lạnh

Hồ sơ công bố chất lượng Khăn ướt, Khăn lạnh được quy định như sau:

  • Giấy phép đăng ký doanh của đơn vị công bố sản phẩm.
  • Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở Khăn ướt, Khăn lạnh. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thông tin công bố đầy đủ và chính xác. 
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm Khăn ướt, Khăn lạnh: gồm đầy đủ chỉ tiêu chất lượng và an toàn theo quy định. Nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm, chỉ cần cung cấp mẫu khăn ướt. ISOHA sẽ xây dựng chỉ tiêu, gửi mẫu và làm việc với trung tâm kiểm nghiệm để đạt kết quả tốt nhất.

==> Xem thêm: Danh sách Trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận hiện nay

4. Nộp hồ sơ công bố chất lượng Khăn ướt ở đâu?

Hiện nay Khăn ướt được áp dụng hình thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Sau khi xây dựng hồ sơ đúng quy định Nhà nước. Đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ ký tên và đóng dấu vào hồ sơ. Kể từ ngày ký ban hành công bố thì bản công bố TCCS khăn ướt sẽ bắt đầu có hiệu lực. Sau đó niêm yết hồ sơ công khai tại trụ sở của doanh nghiệp.

5. Dịch vụ công bố chất lượng Khăn ướt nhanh chóng, trọn gói, giá tốt

Để kiểm nghiệm và công bố khăn ướt, khăn lạnh một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín tại ISOHA.

ISOHA không chỉ có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, mà còn có mối quan hệ thân thiết với cơ quan Nhà nước và các trung tâm kiểm nghiệm. Điều này sẽ giúp ISOHA cập nhật được những thông tin mới nhất, chính xác nhất, kịp thời tư vấn đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ISOHA cũng sẽ xử lý hồ sơ được nhanh chóng hơn và cho ra kết quả tốt đẹp nhất. Giúp tiết kiệm thời gian so với việc doanh nghiệp phải tự thực hiện. 

Thời gian ISOHA thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng Khăn ướt, Khăn lạnh:

  • Kiểm nghiệm Khăn ướt: 3 - 5 ngày làm việc.
  • Công bố TCCS: 01 ngày làm việc. Đặc biệt ISOHA hỗ trợ làm nhanh hoàn toàn miễn phí. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Quy trình ISOHA thực hiện Công bố TCCS Khăn ướt, Khăn lạnh như sau:

quy trình công bố chất lượng khăn ướt khăn lạnh tại isoha


Nếu doanh nghiệp có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp về thủ tục kiểm nghiệm và công bố chất lượng Khăn ướt, Khăn lạnh nói riêng. Và các thủ tục pháp lý khác nói chung. Hãy liên hệ ISOHA theo thông tin dưới đây để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất!

Công bố chất lượng SÁP THƠM, NẾN THƠM theo quy định nào?

 Công bố chất lượng Sáp thơm có bắt buộc không?

Sáp thơm hiện đang dần trở thành mặt hàng phổ biến trên thị trường. Tùy vào công dụng mà có nhiều loại sáp thơm khác nhau: sáp thơm khử mùi, sáp thơm phòng, sáp thơm xe hơi, sáp xua đuổi côn trùng, nến thơm,...

Và hiện có nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn Sáp thơm là mặt hàng thuộc nhóm mỹ phẩm. Nhưng thực tế Sáp thơm là hàng hóa thuộc nhóm hàng khác. Do đó, doanh nghiệp không cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm. Tuy nhiên, vẫn bắt buộc phải kiểm nghiệm và công bố chất lượng Nến thơm, Sáp thơm đúng quy định. Mới được phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

Lưu ý: 

  • Phải có đăng ký kinh doanh, có ngành nghề sản xuất/ kinh doanh sản phẩm theo đúng quy định.
  • Phải tiến hành thủ tục kiểm nghiệm và công bố Sáp thơm trước khi bán ra thị trường.
  • Nếu không kiểm nghiệm và công bố tiêu chuẩn Sáp thơm. ==> Khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, Doanh nghiệp sẽ có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng. Gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nên thực hiện đúng thủ tục theo quy định. Giúp cho hoạt động kinh doanh được phát triển thuận lợi nhất ngay từ đầu.

kiểm nghiệm và công bố chất lượng sáp thơm nến thơm

1. Quy trình kiểm nghiệm và công bố chất lượng Sáp thơm, Nến thơm

Quy trình thực hiện Công bố tiêu chuẩn cơ sở Sáp thơm được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh, sản xuất Sáp thơm, Nến thơm

Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về đăng ký giấy phép kinh doanh. Việc nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh được thực hiện tại các cơ quan sau:

  • Đối với hộ kinh doanh: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện.
  • Đối với công ty: Nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

✧ Lưu ý: Ngành nghề khi đăng ký phải liên quan đến các mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh.

Ví dụ: Khi sản xuất, kinh doanh sản phẩm sáp thơm. Thì trong giấy phép kinh doanh phải có các ngành nghề liên quan như: sản xuất sáp thơm, bán buôn và bán lẻ sáp thơm, v.v.

Nếu Doanh nghiệp muốn đăng ký giấy phép kinh doanh một cách nhanh chóng trong vòng 3 ngày. Vui lòng liên hệ ngay với ISOHA qua 0909 384 449 - 0902 569 328 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm Sáp thơm, Nến thơm

Kiểm nghiệm sản phẩm là bước rất quan trọng trong thủ tục công bố chất lượng Sáp thơm, Nến thơm. Nếu kiểm nghiệm đúng quy định thì việc công bố sẽ được thực hiện một cách chính xác. Tránh trường hợp bị phạt về sau này khi có cơ quan chức năng kiểm tra.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm Sáp thơm

‒ Chỉ tiêu cảm quan.

‒ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.

‒ Chỉ tiêu an toàn.

Trung tâm kiểm nghiệmPhải kiểm nghiệp Sáp thơm tại trung tâm được Nhà nước công nhận phù hợp ISO 17025.
Nơi gửi mẫu kiểm nghiệm

CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA

Địa chỉ: 70/2A Trần Văn Ơn, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: 0909 384 449 (Zalo) – 0902 569 328

Email: hotro@tuvanisoha.com

Thời gian kiểm nghiệm3 - 5 ngày làm việc
Chi phí kiểm nghiệm sáp thơm

Chi phí kiểm sẽ khác nhau. Tùy vào các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà doanh nghiệp yêu cầu. Hoặc kiểm đầy đủ chỉ tiêu cho sản phẩm theo quy định.

==> Hãy liên hệ chuyên viên ISOHA để được tư vấn và báo giá chính xác.

==> Xem thêm:  Danh sách Phòng Kiểm Nghiệm được công nhận (2023 mới nhất)

Bước 3: Xây dựng hồ sơ công bố chất lượng Nến thơm, Sáp thơm

Hồ sơ công bố chất lượng Sáp thơm (công bố TCCS Sáp thơm, Nến Thơm) chuẩn theo quy định phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau:

  • Quyết định về việc xây dựng và công bố tiêu chuẩn. (Áp dụng cho sản phẩm sáp thơm, nến thơm).
  • Mục lục.
  • Lời nói đầu.
  • Phạm vi áp dụng.
  • Tài liệu viện dẫn.
  • Yêu cầu kỹ thuật. (Gồm yêu cầu về nguyên liệu, ngoại quan, chất lượng, an toàn của sản phẩm, yêu cầu về bảo vệ môi trường).
  • Các thông tin về Sáp thơm như: thành phần, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển.
  • Quy trình sản xuất sáp thơm. (Nếu sản phẩm sản xuất trong nước. Bỏ qua phần này nếu Sáp thơm nhập khẩu).
  • Nhãn sản phẩm Sáp thơm. (Nhãn chính thức hoặc dự kiến đối với Sáp thơm sản xuất trong nước. Nhãn phụ nếu là Sáp thơm nhập khẩu).

Bước 4: Ký và lưu trữ hồ sơ công bố chất lượng Sáp thơm, Nến thơm

Sau khi hoàn tất xây dựng hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở Sáp thơm. Người đại diện doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành ký và đóng dấu vào hồ sơ. Nhằm đảm công bố tính hiệu lực của hồ sơ công bố TCCS Sáp thơm.==> Doanh nghiệp cần lưu trữ hồ sơ này và sẵn sàng xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Sau khi hoàn thành kiểm nghiệm và công bố chất lượng Nến thơm, Sáp thơm. Thì Doanh nghiệp đã có thể phân phối sản phẩm trên thị trường một cách hợp pháp.

2. Phương pháp quản lý và xây dựng thương hiệu Sáp thơm hiệu quả

Để đảm bảo việc quản lý sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Và xây dựng thương hiệu tin cậy đối với người tiêu dùng. Doanh nghiệp nên cân nhắc để đăng ký thêm các thủ tục sau:

Đăng ký mã số mã vạch: Giúp quá trình quản lý và kiểm soát sản phẩm được dễ dàng và thuận lợi. Đặc biệt trong quy trình sản xuất nến thơm khi cần truy xuất các sản phẩm bị lỗi.

➱Xem thêm:  Đăng ký mã vạch ở đâu, hồ sơ và các bước hướng dẫn chính xác nhất

Đăng ký mã QR Code: Giúp cung cấp được nhiều thông tin hơn đến với người tiêu dùng. Dễ dàng quét bằng điện thoại di động. Điều này giúp tăng cường sự tin cậy và tương tác với khách hàng. Góp phần xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả.

➱ Xem thêm:  Đăng ký mã QR Code cho sản phẩm, QR cho công ty nhanh trong ngày

Đăng ký thương hiệu độc quyền: Giúp độc quyền thương hiệu của mình trên thị trường. Tránh được những cơ sở làm giả mạo sản phẩm. Việc đăng ký thương hiệu độc quyền rất quan trọng trong kinh doanh. Chỉ khi một thương hiệu đã được đăng ký, được cấp giấy chứng nhận thì mới có thể kiện được những cơ sở làm nháy thương hiệu của mình.

➱ Xem thêm:  Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu độc quyền phí tốt nhất hiện nay

3. Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố chất lượng Sáp thơm, Nến thơm nhanh toàn quốc

Hồ sơ khách hàng chuẩn bị cho ISOHA

Khi sử dụng dịch vụ công bố chất lượng Nến thơm, Sáp thơm tại ISOHA, khách hàng chỉ cần cung cấp:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị công bố Sáp thơm (Ảnh chụp hoặc scan). ==> Nếu chưa có hãy liên hệ ISOHA để thực hiện nhanh chóng.
  • Mẫu sản phẩm Sáp thơm (nếu chưa kiểm nghiệm). Hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm Sáp thơm còn hạn trong 12 tháng (nếu đã kiểm nghiệm).

Thời gian ISOHA thực hiện công bố sản phẩm Sáp thơm

  • Thời gian kiểm nghiệm Sáp thơm: 3 – 5 ngày làm việc.
  • Công bố chất lượng Sáp thơm: 1 ngày làm việc.

Đặc biệt: ISOHA cung cấp dịch vụ công bố tiêu chuẩn cơ sở Sáp thơm NHANH MIỄN PHÍ chỉ trong 1 ngày. Không tính phí dịch vụ làm nhanh như các đơn vị khác.


Nếu Quý khách cần tư vấn chi tiết về thủ tục Công bố chất lượng Nến thơm, Sáp thơm. Hoặc muốn tìm dịch vụ chuyên nghiệp để thực hiện thủ tục này. Hãy liên hệ ngay với ISOHA qua thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Các bước Kiểm nghiệm, Công bố chất lượng Nước tương sản xuất và nhập khẩu (2023)

 Hình thức tự công bố chất lượng Nước tương là gì?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Nước tương. Như Nước tương tỏi ớt, nước tương lên men tự nhiên, Nước tương đậu nành, Nước tương cho bé, Nước tương chay,... Dù là loại nào thì doanh nghiệp đều phải kiểm nghiệm và tự công bố chất lượng Nước tương thì mới được phép bán ra thị trường.

Hình thức Tự công bố sản phẩm Nước tương: Doanh nghiệp tự công bố về chất lượng, an toàn của sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về các thông tin mình đã công bố. Hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương theo mẫu 1 - Phụ lục 1 của Nghị định 15/2018. Sau khi công bố, cơ quan chức năng sẽ đăng tải thông tin lên trang điện tử để mọi người cùng biết.

Quy trình này được quy định cụ thể tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, đọc Nghị định thì sẽ có những phần chưa thể hiểu rõ chi tiết. Bài viết dưới đây ISOHA sẽ hướng dẫn cụ thể các bước giúp doanh nghiệp thực hiện Công bố chất lượng Nước tương chính xác nhất. (Áp dụng cho sản phẩm Nước tương sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu). Mời mọi người cùng tham khảo nội dung bài viết!

Kiểm nghiệm Công bố chất lượng Nước tương sản xuất và nhập khẩu

1. Hồ sơ tự công bố chất lượng Nước tương

1.1 Hồ sơ công bố tiêu chuẩn Nước tương sản xuất trong nước  

  • Bản tự công bố sản phẩm Nước tương theo Mẫu 01 – Phụ lục 1 của Nghị định 15.  
  • Phiếu Kết quả kiểm nghiệm Nước tương (Có giá trị trong 12 tháng).
  • Mẫu nhãn sản phẩm Nước tương (Nhãn chính hoặc nhãn dự kiến). 

Và phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất Nước tương: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nước tương hợp pháp.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất Nước tương. Hoặc có giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.  

==> Tải về Mẫu 01 tại mục số 9 của bài viết:  Tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hồ sơ và quy định mới nhất theo NĐ 15/2018/NĐ-CP. 

1.2 Hồ sơ công bố Nước tương nhập khẩu

  • Bản tự công bố sản phẩm Nước tương theo Mẫu 01 – Phụ lục 1 của Nghị định 15.  
  • Phiếu Kết quả kiểm nghiệm Nước tương (Có giá trị trong 12 tháng).
  • Mẫu nhãn sản phẩm Nước tương (Nhãn chính và Nhãn phụ sản phẩm). 
  • Khi có tài liệu Nước tương bằng tiếng nước ngoài liên quan, phải dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.

Và phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất Nước tương: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nước tương hợp pháp.

2. Quy trình kiểm nghiệm và công bố Nước tương

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm Nước tương và gửi mẫu kiểm nghiệm

Hiện nay, chỉ tiêu kiểm nghiệm Nước tương tuân thủ theo các quy định:

  • Quy chuẩn 8-1:2011 của BYT: Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • Quy chuẩn 8-2: 2011 của BYT: Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • Quyết định 46/2007 của BYT: Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • Quyết định 11/2005/QĐ-BYT: Quy định hàm lượng 3-MCPD trong nước tương, dầu hào, xì dầu.

Trình tự Gửi mẫu kiểm nghiệm Nước tương:

  • Doanh nghiệp xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định tại các văn bản pháp luật trên.
  • Gửi mẫu đến Trung tâm kiểm nghiệm Nước tương. Điền đầy đủ thông tin trên phiếu yêu cầu kiểm nghiệm.  Kiểm tra và đảm bảo thông tin doanh nghiệp, thông tin mẫu được chính xác.
  • Theo dõi quá trình kiểm nghiệm và làm việc với trung tâm để xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
  • Nhận kết quả kiểm nghiệm Nước tương. Kiểm tra lại các thông tin, đảm bảo thông tin chính xác cho việc làm hồ sơ công bố chất lượng Nước tương.

Nếu doanh nghiệp chưa biết cách xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm. Cũng như chưa hiểu quy trình gửi mẫu, và làm việc với trung tâm kiểm nghiệm.  ==> Liên hệ ISOHA để được hỗ trợ. ISOHA sẽ xây dựng đầy đủ chỉ tiêu theo đúng quy định hiện hành. Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm. Đảm bảo nhận được kết quả kiểm nghiệm Nước tương tốt nhất cho Doanh nghiệp.

kết quả kiểm nghiệm và bản tự công bố sản phẩm nước tương

KQKN và Bản TCB Nước tương do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

==> Xem thêm:  Danh sách nhữngTrung tâm Kiểm Nghiệm được công nhận (2023 mới nhất) 

Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ công bố chất lượng Nước tương 

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tự công bố Nước tương sản xuất trong nước hoặc công bố Nước tương nhập khẩu. Như đã được ISOHA giới thiệu chi tiết ở Mục số 1.

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng Nước tương 

Nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 

Nếu cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh: Nộp hồ sơ tại Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM (BQL ATTP).

Nếu cơ sở tại các tỉnh thành khác: Nộp hồ sơ tại BQL ATTP (nếu đã có BQL). Hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính. 

 Theo dõi hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương đã nộp. Đến khi hồ sơ công bố tiêu chuẩn Nước tương được cơ quan chức năng đăng tải lên hệ thống website. 

Bước 4: Đăng tải thông tin hồ sơ tự công bố Nước tương hợp lệ lên trang điện tử 

Cơ quan Nhà nước sẽ kiểm tra hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương sau khi tiếp nhận. Nếu hồ sơ hợp lệ, thông tin sẽ được đăng tải trên hệ thống website để mọi người tra cứu.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thông tin hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương, sau khi thông tin đã được đăng tải. Sản phẩm cũng phải luôn được đảm bảo tính an toàn trong suốt quá trình sản xuất và nhập khẩu.

3. Thời gian tự công bố chất lượng Nước tương

Kiểm nghiệm sản phẩm Nước tương: 3 – 5 ngày làm việc.

Công bố sản phẩm Nước tương chỉ: 1 ngày làm việc.

➥ ISOHA sẵn sàng hỗ trợ làm nhanh công bố tiêu chuẩn Nước tương MIỄN PHÍ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp kinh doanh Nước tương nhanh chóng ra thị trường. 

4. Bản tự công bố Nước tương có hết hạn không

Kể từ khi Nghị định 15 được áp dụng vào ngày 02/02/2018. Quy định về thời hạn hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm Nước tương đã bị bãi bỏ.

Theo quy định mới, bản công bố chất lượng Nước tương không có thời hạn. Và sẽ có hiệu lực vĩnh viễn sau khi doanh nghiệp đăng ký công bố sản phẩm Nước tương một lần duy nhất. Không cần phải đăng ký để gia hạn lại.

Lưu ý: Các sản phẩm Nước tương đã được cấp Giấy tiếp nhận công bố. Hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP trước ngày 02/02/2018. Thì chỉ được sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

5. Có bắt buộc kiểm nghiệm Nước tương định kỳ không

Theo quy định mới (Nghị định 15), kiểm nghiệm Nước tương định kỳ cho sản phẩm sau khi công bố không còn bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có 2 điều cần lưu ý:

  • Kết quả kiểm nghiệm Nước tương trước khi đăng ký công bố phải còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
  • Việc kiểm nghiệm Nước tương là rất cần thiết và doanh nghiệp cần tự giác thực hiện. Để đảm bảo an toàn và kiểm soát các mối nguy hại về vật lý, hóa học, sinh học, hóa chất. Việc kiểm nghiệm định kỳ giúp đảm bảo Nước tương luôn an toàn và tránh vi phạm về an toàn thực phẩm. Nếu Nước tương không được kiểm tra chất lượng định kỳ trong thời gian dài. Có thể dẫn đến buộc thu hồi sản phẩm, khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và mất vị trí trên thị trường.

6. Dịch vụ công bố chất lượng Nước tương nhanh, trọn gói tại ISOHA

Do thủ tục kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm Nước tương chưa phải là chuyên môn của Doanh nghiệp. Nên trong quá trình thực hiện có những sai sót là điều không tránh khỏi. Việc thực hiện hồ sơ sai và thậm chí sai nhiều lần sẽ gây tốn nhiều thời gian và chi phí của Doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên tham khảo dịch vụ kiểm nghiệm, công bố sản phẩm Nước tương tại các Công ty pháp lý chuyên nghiệp.

Kiểm nghiệm và công bố sản phẩm Nước tương nói riêng và các sản phẩm khác nói chung là chuyên môn của ISOHA qua nhiều năm nay. Chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho rất nhiều Công ty khắp cả nước. Và luôn được Khách hàng đánh giá cao về mọi mặt. Do đó, ISOHA tự tin sẽ mang đến cho Doanh nghiệp các kết quả giấy phép tốt nhất trong thời gian ngắn nhất!

Kết quả Khách hàng nhận được khi Công bố sản phẩm tại ISOHA

  • Kết quả kiểm nghiệm (KQKN) sản phẩm được kiểm tại Trung tâm Nhà nước công nhận.
  • Hồ sơ Tự công bố sản phẩm theo đúng quy định.
  • Thông tin công bố được đăng tải trên trang điện tử của Cơ quan Nhà nước. ISOHA sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp tra cứu.
  • IOHA hỗ trợ, tư vấn miễn phí trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
  • Chính sách hậu mãi cho những dịch vụ giấy phép tiếp theo tại ISOHA.

Nếu Quý doanh nghiệp cần được tư vấn chi tiết thủ tục Kiểm nghiệm và Công bố sản phẩm Nước tương và các sản phẩm khác nói chung. Hãy liên hệ ngay với ISOHA theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất. Sự tư vấn pháp lý ở ISOHA là HOÀN TOÀN miễn phí!

==> Xem thêm:  Cách tra cứu tự công bố chất lượng sản phẩm ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết)

Tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai: Hồ sơ và quy trình đầy đủ (2023)

 Tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai là thủ tục bắt buộc đối với các Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Đồng Nai và muốn bán ra thị trường. Trong thời gian qua, ISOHA nhận được rất nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai cần được tư vấn về thủ tục hồ sơ liên quan.

Để giải quyết các vấn đề vướng mắc về thủ tục tự công bố sản phẩm ở Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai. ISOHA xin chia sẽ bài viết dưới đây nhằm cung cấp những thông tin cần thiết và chi tiết từng bước cũng như các lưy ý khi làm hồ sơ. Giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục, tránh được những sai sót có thể gây tốn nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

tự công bố sản phẩm tại đồng nai

1. Những sản phẩm nào được phép tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP thì những nhóm sản phẩm, doanh nghiệp được phép Tự công bố sản phẩm. Cụ thể như sau:

Nhóm sản phẩmVí dụ
Thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵnSữa, ngũ cốc, cà phê, rượu, bánh kẹo…
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩmGói hút ẩm, đất hoạt tính, bột trợ lọc…
Phụ gia thực phẩmChất tạo màu, chất tạo hương, chất bảo quản…
Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩmGiấy bạc nướng, màng bọc thực phẩm…
Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩmBình nước, xoong nồi, chén dĩa…

Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm của mình có thuộc một trong các nhóm sản phẩm này không. Để đảm bảo xây dựng hồ sơ chính xác đúng quy định.

2. Quy trình tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm

Tất cả các mặt hàng muốn thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm tại Đồng Nai đều phải được kiểm nghiệm theo quy định. Quá trình kiểm nghiệm sản phẩm gồm các bước sau:

✦ Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm

Đây là bước quan trọng vì không chỉ có ý nghĩa về mặt đáp ứng thủ tục pháp lý. Mà còn ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.

Mỗi sản phẩm sẽ có các chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau, tùy theo bản chất và nhóm của sản phẩm. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm này sẽ được quy định trong các quy chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nhà sản xuất. Doanh nghiệp cần cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất để xây dựng chỉ tiêu một cách chính xác. Tránh trường hợp xây dựng sai chỉ tiêu kiểm nghiệm của sản phẩm. Không thể nộp hồ sơ và cũng bị phạt khi hậu kiểm tra về sau này.

Khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm quá nhiều (thừa chỉ tiêu không cần thiết) cũng sẽ gây tốn chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, bước này cần thực hiện một cách cân nhắc và chính xác nhất. Không chỉ đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai mà các tỉnh thành khách cũng vậy.

✦ Gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm

Mẫu phải được kiểm tại trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhân. Các trung tâm này phải đạt chứng chỉ ISO 17025 thì mới có đủ năng lực để kiểm nghiệm.

==> Xem thêm: Danh sách các trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận mới nhất

Ở bước này, doanh nghiệp cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin. (Về tên sản phẩm, tên và địa chỉ đơn vị yêu cầu kiểm nghiệm, chỉ tiêu kiểm nghiệm). Và theo dõi quá trình kiểm nghiệm mẫu, làm việc với trung tâm khi có vấn đề phát sinh cho tới khi nhận được KQKN.

✦ Nhận kết quả kiểm nghiệm và đối chiếu với quy định

Sau khi nhận kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, cần phải đối chiếu với văn bản pháp luật quy định về các mức chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm. Xem sản phẩm của mình đã đạt yêu cầu chưa.

  • Nếu đạt: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ TCB sản phẩm tại Đồng Nai.
  • Nếu chưa đạt: Gửi lại mẫu kiểm nghiệm cho đến khi đạt yêu cầu.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định do ISOHA thực hiện

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

Bước 2: Soạn Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm tại Đồng Nai hay các tỉnh thành khác đều được quy định tại NĐ15. Hồ sơ công bố thực phẩm tại Đồng Nai gồm các phần sau:

  • Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 – Phụ lục 1 của NĐ 15).

==> Tải Mẫu tự công bố sản phẩm tại đây: Bản Tự công bố sản phẩm Mẫu số 01 - Phụ lục 1 - NĐ 15/2018

  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (đạt quy định, được kiểm tại Trung tâm Nhà nước công nhận, còn thời hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
  • Nhãn sản phẩm dự kiếm hoặc Nhãn sản phẩm chính thức.
  • Bản dịch thuật công chứng Nhãn sản phẩm (Nếu nhãn bằng tiếng nước ngoài, phần này thường dành cho các sản phẩm nhập khẩu)
  • Và các tài liệu khác (tùy bản chất sản phẩm mà Cơ quan chức năng có thể yêu cầu thêm các tài liệu bổ sung khác).

Bước 3: Nộp và theo dõi hồ sơ công bố

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ISOHA đã trình bày trên đây, người đại diện/người ủy quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu và hồ sơ và nộp cho cơ quan.

  • Nơi nộp: Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai
  • Địa chỉ: Số 59 Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Bước 4: Tra cứu kết quả tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Sau khi nộp hồ sơ, Chi cục ATTP tỉnh Đồng Nai sẽ xét duyệt hồ sơ của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ đạt

Sẽ được đăng tải lên trang điện tử của Sở Y tế - Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai

Link tra cứu tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai: dongnai.vfa.gov.vn/tu-cong-bo-san-pham

Nếu hồ sơ chưa hợp lệChi cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp được biết để bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ và nộp lại.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm (TCB sản phẩm) tại Đồng Nai được đăng tải gồm các nội dung sau:

đăng tải tự công bố sản phẩm tại đồng nai

3. Một số câu hỏi thường gặp về tự công bố sản phẩm

Hiệu lực bản Tự công bố sản phẩm

Bản tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai hay các tỉnh thành khác đều có hiệu lực kể từ ngày Cơ quan chức năng tiếp nhận. Và đăng tải hồ sơ của doanh nghiệp lên trang điện tử của Cơ quan.

Bản Tự công bố sản phẩm có hết hạn không

Trong quy định mới hiện nay chưa quy định về thời hạn của bản TCB sản phẩm. Do đó, sau khi hồ sơ được đăng tải lên trang điện tử của Cơ quan, doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất, kinh doanh sản phẩm mãi về sau.

Khi nào phải làm lại bản TCB sản phẩm

Theo quy định tại Nghị định 15/2018, khi sản phẩm có sự thay đổi về một trong 3 thông tin sau: Tên sản phẩm, thành phần, nhà sản xuất. Thì bắt buộc phải làm lại bản tự công bố sản phẩm và nộp cho Cơ quan như lần đầu.

Có bắt buộc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm không

Hiện nay, chưa quy định kiểm về việc kiểm nghiệm định kỳ cho các sản phẩm thuộc hình thức Tự công bố. Tuy hiên, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện kiểm nghiệm định kỳ cho sản phẩm của mình. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách tốt hơn.

4. Dịch vụ tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai trọn gói – nhanh – giá tốt

Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Đồng Nai nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung tại ISOHA  là một giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề khó khăn trong thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp. ISOHA được phần lớn khách hàng đánh giá cao về nhiều mặt. Không chỉ về chất lượng dịch vụ, mà còn ở thái độ tư vấn, sự hỗ trợ nhiệt tình về sau này.

ISOHA cam kết với Khách hàng

  • Tư vấn pháp lý rõ ràng đúng quy định pháp luật mới nhất. Cam kết tư vấn chính xác ngay từ ban đầu và hoàn toàn MIỄN PHÍ.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm đầy đủ các chỉ tiêu bắt buộc. So sánh kết quả đối chiếu với quy định để đưa ra sự tư vấn phù hợp.
  • Cam kết không phát sinh chi phí. Chi phí dịch vụ luôn được ISOHA báo giá rõ ràng ngay từ đầu. Luôn có hợp đồng và phiếu thu minh bạch.
  • Thời gian đúng hẹn như cam kết ban đầu. Không viện lý do để kéo dài thời gian trong quá trình làm việc.
  • Khách hàng không phải đi lại bất cứ lần nào cả. Mọi công việc đã được ISOHA chủ động sắp xếp thực hiện.
  • Cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép.
  • Giấy phép ISOHA thực hiện có giá trị pháp lý toàn quốc. Hợp pháp xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài.
  • Hỗ trợ giải đáp các vấn đề liên quan trong suốt hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chính sách KHUYẾN MÃI, GIẢM PHÍ cho những giấy phép tiếp theo tại ISOHA.

quy trình tự công bố sản phẩm tại đồng nai


Trên đây là những thông tin ISOHA chia sẽ về quy trình tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, hay có những vướng mắc cần được giải đáp. Khi đó, ISOHA luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.

Thông tin liên hệ với ISOHA ở ngay bên dưới. Hãy liên hệ ngay với ISOHA để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất!

Tự công bố sản phẩm tại Bình Dương: Hướng dẫn từ A – Z (2023)

 Việc thực hiện Tự công bố sản phẩm tại Bình Dương nói riêng, hay các tỉnh thành khác nói chung là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi kinh doanh hay nhập khẩu sản phẩm.

Thủ tục công bố sản phẩm được quy định tại Nghị định 15/ 2018/ NĐ-CP. Thủ tục này nhằm giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Đồng thời tăng cường niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các thuật ngữ, các quy định ghi trong văn bản pháp luật. Chính vì vậy, ISOHA chia sẽ bài viết dưới đây nhằm hướng dẫn chi tiết các hồ sơ, quy trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục giúp doanh nghiệp hiểu một cách dễ dàng hơn. Từ đó, thực hiện hồ sơ một cách chính xác, đồng thời nêu ra các điểm cần lưu ý để tránh những sai sót gây tốn nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

tự công bố sản phẩm tại bình dương

1. Những sản phẩm nào được phép tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

Theo Nghị định 15 năm 2028 Nghị định của Chính Phủ, thì hình thức Tự công bố được áp dụng cho các nhóm sản phẩm sau:

  • Thực phẩm đã qua chế biến và bao gói sẵn (như bánh kẹo, cà phê, xúc xích, …)
  • Phụ gia thực phẩm (như hương liệu, chất tạo bọt, chất tạo màu, chất nhũ hóa,…)
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (như đất hoạt tính, hạt hút ẩm, bột trợ lọc,…)
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm (như tô, chén, dĩa, ly, bình nước,…)
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (như màng bọc thực phẩm, giấy bạc,…)

2. Điều kiện để tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước

➞ Phải được đăng ký kinh doanh, có ngành nghề kinh doanh sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam. (Tức là có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

➞ Cơ sở sản xuất phải có một trong các giấy chứng nhận sau:

    • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
    • Thực hành sản xuất tốt (GMP)
    • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
    • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
    • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
    • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
    • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000). Hoặc các giấy chứng nhận tương đương còn hiệu lực.

==> Xem thêm: 11 đối tượng ĐƯỢC MIỄN Giấy chứng nhận VSATTP (cập nhật mới)

2.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu

➞ Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có ngành nghề kinh doanh sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam.

➞ Có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm như CFS, COA,…

➞ Bản dịch thuật công chứng sang tiếng Việt của các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

3. Quy trình tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

Thủ tục công bố thực phẩm tại Bình Dương gồm các bước sau:

3.1 Kiểm nghiệm sản phẩm

Việc kiểm nghiệm sản phẩm là một bước quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trước khi tự công bố sản phẩm tại Bình Dương.

Có các điểm cần lưu ý khi kiểm nghiệm sản phẩm như sau:

  • Xác định các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm: Doanh nghiệp cần xác định các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà sản phẩm cần phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn địa phương hoặc thậm chí là tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Lựa chọn Trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận: Sản phẩm phải được kiểm nghiệm tại Trung tâm được NN công nhận đạt ISO 17025 thì phiếu kết quả kiểm nghiệm mới có hiệu lực. Do đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu và lựa chọn đúng trung tâm đạt chuẩn. Tránh trường hợp kiểm tại các cơ sở kém uy tín, vừa tốn thời gian, chi phí mà không sử dụng được phiếu KQKN để nộp hồ sơ.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại BD

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.2 Soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm tại Bình Dương

➤ Hồ sơ Công bố sản phẩm sản xuất trong nước

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 01 – Phụ lục 1 của NĐ 15/ 2018)

Trong bản TCB sản phẩm này, doanh nghiệp tự điền, cung cấp các thông tin về tên sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần sản phẩm, nhà sản xuất, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, quy cách đóng gói, cách sử dụng, bảo quản, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Và tự chịu trách nhiệm về các thông tin mà mình đã kê khai trong hồ sơ.

  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm. (Phải được kiểm tại Trung tâm được Nhà nước công nhận đạt chuẩn ISO 17025. Và Phiếu kết quả kiểm nghiệm phải còn hiệu lực trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện như:

✔ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

✔ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoặc các giấy chứng nhận tương đương (ISOHA đã liệt kê ở phần trên)

==> Tải bản Tự công bố sản phẩm tại đây: Mẫu 01 - Bản tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

➤ Hồ sơ Công bố sản phẩm nhập khẩu

Cũng tương tự như Hồ sơ công bố sản phẩm sản xuất trong nước, nhưng lưu ý thêm 2 phần sau:

  • Nhãn sản phẩm nếu bằng tiếng nước ngoài: Phải được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt trước khi nộp hồ sơ.
  • Không cần giấy chứng nhận ATTP của cơ sở sản xuất.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Bình Dương do ISOHA thực hiện

Hồ sơ công bố sản phẩm tại Bình Dương do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.3 Nộp hồ sơ công bố

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Bình Dương như ISOHA đã trình bày trên đây. Sau đó nộp về Bộ phận một cửa – Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Tỉnh Bình Dương.

Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của Cơ quan. Và làm việc với Cơ quan khi hồ sơ chưa đạt, cần phải bổ sung.

3.4 Tra cứu tự công bố sản phẩm tại Bình Dương trên website của Cơ quan

Sau khi hồ sơ hợp lệ, đạt yêu cầu sẽ được đăng tải trên website của Cơ quan. Doanh nghiệp có thể tự lên trang của Sở Y tế tỉnh Bình Dương để tra cứu thông tin.

Link thông tin tra cứu Tự công bố sản phẩm tại Bình Dương: https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/antoanvesinhthucpham/TongQuat.aspx

Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm tại Bình Dương được đăng tải gồm các nội dung như sau:

tra cứu tự công bố sản phẩm tại bình dương

4. Những lưu ý khi tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

Để thực hiện chính xác thủ tục kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại Bình Dương nói riêng. Và công bố sản phẩm tại các tỉnh thành khác nói chung, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

STTLưu ý quan trọng
1.

 Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm phải đủ và đúng quy định.

- Nếu kiểm thiếu chỉ tiêu: Không đạt hồ sơ và bị phạt khi hậu kiểm tra về sau này.

- Nếu kiểm dư chỉ tiêu: Gây tốn nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

2. Phải kiểm nghiêm sản phẩm tại Phòng/ Trung tâm được Nhà nước công nhận (ISO 17025). Không kiểm tại các nơi kém uy tín chưa được chứng nhận.
3. Tên mẫu và thông tin tên đơn vị, địa chỉ trên Phiếu KQKN sản phẩm phải đúng với tên mẫu và thông tin của đơn vị trong hồ sơ công bố sản phẩm.
4.  Mỗi sản phẩm sẽ có loại hình công bố khách nhau theo quy định. Do đó cần xác định đúng loại hình công bố trước khi làm hồ sơ. Để đảm bảo hồ sơ được chính xác tránh mất thời gian và chi phí nộp lại hồ sơ nhiều lần.
5. 

 Cần chú ý về hiệu lực của các tài liệu nộp kèm hồ sơ:

  • Các tài liệu công chứng phải còn hiệu lực trong 6 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ)
  • Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm phải còn hiệu lực trong 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ)
6.  Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm tại Bình Dương phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

5. Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Bình Dương trọn gói – nhanh – giá tốt

Dịch vụ tự công bố sản phẩm tại Bình Dương trọn gói, nhanh và giá rẻ - là một giải pháp tối ưu mà ISOHA mang đến nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề rắc rối trong thủ tục pháp lý.

Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại Bình Dương của ISOHA sẽ mang đến những gì cho doanh nghiệp?

● Tiết kiệm thời gian và công sức

Doanh nghiệp sẽ không cần phải tự thực hiện nhiều thủ tục pháp lý phức tạp. Như tìm hiểu văn bản pháp luật để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, theo dõi và làm việc với trung tâm kiểm nghiệm. Soạn hồ sơ công bố, nộp hồ sơ, theo dõi và làm việc với cơ quan chức năng,… Vì ISOHA sẽ đại diện doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ quá trình này.

● Tiết kiệm chi phí

Chi phí dịch vụ công bố sản phẩm tại ISOHA luôn được cân nhắc để đưa ra mức phí phù hợp nhất cho từng sản phẩm. Có thể nói hiện nay phí dịch vụ tại ISOHA đang là rẻ nhất. Việc này không có nghĩa là chất lượng dịch vụ kém. ISOHA khẳng định việc áp dụng mức phí dịch vụ rẻ này nhằm hỗ trợ tất cả các đơn vị đều có đủ điều kiện để kiểm nghiệm và công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu hay bán ra thị trường. Giúp doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ pháp lý, kinh doanh một cách hợp pháp, không phải trong trạng thái phập phòng lo sợ mỗi khi có cơ quan kiểm tra về giấy tờ pháp lý.

● Hồ sơ luôn chính xác và hợp pháp

ISOHA luôn cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất. Thực hiện chính xác hồ sơ ngay từ lần đầu, không phải ký đi ký lại nhiều lần gây mất thời gian của doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết mang lại những giá trị thật, hồ sơ thật, hợp pháp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường niềm tin với với khách hàng và đối tác.

● Sự hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình kinh doanh

Điểm đặc biệt chỉ có tại ISOHA đó chính là không phải hoàn tất hồ sơ là xong. Mà cả về sau, trong suốt quá trình doanh nghiệp kinh doanh, ISOHA luôn cập nhật, thông báo cho doanh nghiệp khi có các văn bản pháp luật mới. Luôn tư vấn và hỗ trợ nhanh các vấn đề doanh nghiệp vướng mắc. Và chắc chắn một điều, ISOHA luôn giảm phí cho các dịch vụ giấy phép tiếp theo.

Quy trình ISOHA kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại Bình Dương


Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm tại Bình Dương nói riêng. Hoặc cần được hỗ trợ trong các thủ tục giấy phép khác nói chung. Hãy liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Công bố NƯỚC ÉP TRÁI CÂY và các lỗi thường gặp (2023)

 Công bố Nước ép trái cây có bắt buộc không?

Nước ép trái cây (hoa quả) có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm: Nước ép trái cây có ga, nước ép trái cây và rau, nước ép trái cây hữu cơ. Hay nước ép trái cây hỗn hợp, nước ép trái cây nhiệt đới, nước ép trái cây cô đặc, nước ép trái cây lên men,... Mỗi loại nước ép trái cây đều có hương vị và mùi thơm riêng.

Tuy nhiên, dù loại nào đi nữa thì khi nước ép trái cây không được sản xuất và bảo quản đúng cách. Có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và các chất gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Do đó, Nhà nước đã quy định việc kiểm nghiệm và công bố Nước ép trái cây trước khi lưu hành ra thị trường nhằm kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm trên. Đây là một thủ tục bắt buộc mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải thực hiện.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục liên quan đến kiểm nghiệm, công bố chất lượng Nước ép trái cây. Đặc biệt là các lỗi thường gặp khi làm kiểm nghiệm và công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

kiểm nghiệm và công bố nước ép trái cây

1. Tự công bố Nước ép trái cây là gì?

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tự công bố sản phẩm là quá trình doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình. Và chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thông tin mà mình đã công bố. Trên cơ sở các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như: hàm lượng vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm. Hàm lượng chất bảo quản, phụ gia tạo màu, tạo hương và các chất cấm khác.

Doanh nghiệp sẽ nộp bản Tự công bố sản phẩm đến Cơ quan chức năng của địa phương. Cơ quan sẽ đăng tải thông tin công bố của doanh nghiệp lên website của Cơ quan. Nhằm thông báo rộng rãi đến tất cả mọi người được biết.

2. Kiểm nghiệm Nước ép trái cây và công bố phải thực hiện khi nào?

Kiểm nghiệm và công bố chất lượng Nước ép hoa quả phải thực hiện trước khi bán sản phẩm ra thị trường. Các trường hợp nhập khẩu thì phải thực hiện trước khi nhập khẩu số lượng lớn về Việt Nam.

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, nếu không thực hiện thủ tục công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng. Tùy từng mức độ vi phạm mà mức phạt có thể nặng hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và uy tín thương hiệu của DN.

Lưu ý:

Trước khi ban sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu độc quyền. Hoặc đăng ký độc quyền cho thiết kế bao bì nhãn hiệu của sản phẩm. Nhằm bảo vệ sản phẩm không bị sao chép, bị làm giả gây ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp. Đây là một điểm lưu ý rất quan trọng, doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện.

3. Hồ sơ tự công bố Nước ép trái cây theo Nghị định 15/2018

3.1 Thủ tục công bố nước ép gồm những hồ sơ gì?

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về thủ tục tự công bố sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những tài liệu sau:

1/ Bản tự công bố sản phẩm Nước ép trái cây theo Mẫu số 01 (Tại Phụ lục 1 - Nghị định 15). Trong Bản TCB sản phẩm này, lưu ý nộp kèm theo Mẫu nhãn sản phẩm dự kiến hoặc Nhãn chính thức của sản phẩm.

2/ Phiếu kết quả kiểm nghiệm nước ép trái cây.

  • Được kiểm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn sản phẩm theo quy định.
  • Thời hạn của phiếu KQKN không được vượt quá 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Phải được kiểm tại Trung tâm được Nhà nước công nhận đạt chuẩn ISO 17025.

==> Tải miễn phí Mẫu 01 tại đây (Mục số 9 của bài viết): Hồ sơ, tự công bố sản phẩm, và quy định cập nhật mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP.   

3/ Dịch thuật công chứng Nhãn sản phẩm và các tài liệu liên quan (nếu có). Đối với trường hợp công bố Nước ép trái cây nhập khẩu.

Ngoài ra, điều kiện đi kèm cơ sở sản xuất: Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất nước ép trái cây. (Hay phải có ít nhất một trong các giấy chứng nhận như: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương).

kết quả kiểm nghiệm và bản tự công bố sản phẩm nước ép trái cây

Kết quả kiểm nghiệm và Bản tự công bố Nước ép trái cây do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.2 Địa chỉ gửi mẫu kiểm nghiệm Nước ép

Nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm, chỉ cần gửi mẫu sản phẩm đến ISOHA. Chúng tôi sẽ xây dựng chỉ tiêu và kiểm nghiệm tại Trung tâm uy tín. Đảm bảo mang lại kết quả tốt đẹp giúp hợp pháp hồ sơ pháp lý. Thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, quảng bá sản phẩm ra thị trường.

Địa chỉ gửi mẫu kiểm nghiệm Nước ép hoa quả (ISOHA nhận kiểm nghiệm sản phẩm trên toàn quốc)

  • CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
  • Địa chỉ: Số 70/2A Đường Trần Văn Ơn, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0909 384 449 (zalo) - 0902 569 328
  • Mail: hotro@tuvanisoha.com

Lưu ý: Việc kiểm nghiệm và chuẩn bị hồ sơ công bố Nước uống trái cây này đòi hỏi phải chính xác. Để giảm thiểu việc phải nộp hồ sơ nhiều lần, gây mất thời gian và tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt là không bị phạt khi hậu kiểm về sau này.

4. Các lỗi khi kiểm nghiệm, TCB Nước ép trái cây và cách khắc phục

Trong quá trình kiểm nghiệm Nước ép trái cây và chuẩn bị hồ sơ công bố. Doanh nghiệp thường gặp các sự cố sau đây và cần phải xử lý:

LỗiCách khắc phục
Kiểm nghiệm thiếu các chỉ tiêu bắt buộc theo quy định

Cần đọc kỹ văn bản pháp luật và xây dựng lại bộ chỉ tiêu đúng cho sản phẩm Nước ép trái cây.

Hoặc liên hệ ISOHA để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định.

Kết quả kiểm nghiệm không đạt yêu cầu

Từ chỉ tiêu không đạt, xem lại quá trình sản xuất, bảo quản có nguy cơ ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó và cải thiện.

Gửi lại mẫu mới sau khi đã khắc phục để kiểm nghiệm cho đến khi đạt đúng quy định.

Kê khai sai hoặc thiếu thông tin thực tế của sản phẩm trong bản hồ sơ Tự công bốLàm thông báo điều chỉnh, bổ sung thông tin và nộp lại cho Cơ quan
Ghi nhãn sai quy định hoặc không giống với khi công bố

Mỗi sản phẩm đều có quy định những thông tin bắt buộc ghi nhãn. Doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo đủ và đúng các thông tin bắt buộc này.

Hiện việc ghi nhãn được quy định trong NĐ 43/2017/NĐ-CP và NĐ 111/2021/NĐ-CP.

5. Hướng dẫn tra cứu Tự công bố sản phẩm Nước ép hoa quả online

Sau khi hoàn thành hồ sơ tự công bố chất lượng Nước ép trái cây và gửi đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp có thể tự tra cứu trực tuyến để xác minh các thông tin đã công bố.

Mỗi tỉnh thành sẽ có cách tra cứu khác nhau, doanh nghiệp vui lòng xem chi tiết tại bài viết: Cách tra cứu thông tin tự công bố ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết)

Các hình thức: Công bố nước ép trái cây đóng chai. Công bố nước ép trái cây đóng hộp, Công bố nước ép hoa quả tổng hợp. Hay Công bố nước ép rau quả đóng hộp, Công bố nước ép trái cây lên men, Công bố nước trái cây cô đặc, Công bố nước uống trái cây. ==> Đều có chung hình thức là Tự công bố sản phẩm. Hồ sơ được quy định giống nhau tại mục số 3 của bài viết. Và cách tra cứu kết quả TCB sản phẩm cũng như nhau.

6. Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố Nước ép trái cây nhanh, trọn gói tại ISOHA

6.1 ISOHA cam kết với Khách hàng

ISOHA là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục pháp lý nói chung. Và thủ tục kiểm nghiệm, công bố sản phẩm nói riêng  tại Việt Nam.

  • ISOHA đã và đang cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm và công bố sản phẩm cho hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã đạt được nhiều thành công trong kinh doanh.
  • ISOHA luôn cập nhật thông tin về các quy định pháp lý mới nhất và tư vấn cho khách hàng. Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất.
  •  Với phương châm "Chất lượng là trên hết". ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép. Đem đến sự hài lòng nhất cho Khách hàng khi sử dụng dịch vụ giấy phép tại ISOHA.
  • Cam kết đảm bảo tính bảo mật cho tất cả các thông tin của khách hàng.
  • Cam kết giữ mức giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời luôn đưa ra các chính sách giảm giá ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
  • Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đưa ra các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng nhất cho khách hàng.

6.2 Thời gian kiểm nghiệm và Công bố Nước ép tại ISOHA

  • Kiểm nghiệm: 3 - 5 ngày làm việc.
  • Công bố: 1 ngày làm việc. (ISOHA hỗ trợ làm nhanh hoàn toàn MIỄN PHÍ. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường).

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm và công bố Nước ép trái cây nói riêng. Và các thủ tục giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung. Hãy liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Công bố chất lượng HÁ CẢO (SỦI CẢO): Hồ sơ đầy đủ 2023

 Công bố chất lượng há cảo: Tại sao điều này quan trọng?

Công bố chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong ngành thực phẩm. Nó giúp đảm bảo cho người tiêu dùng có được thông tin chính xác về sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Công bố chất lượng còn giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tăng cường niềm tin của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cạnh tranh trên thị trường.

Công bố chất lượng há cảo sủi cảo

1. Lợi ích của việc công bố chất lượng há cảo (sủi cảo)

Đối với người tiêu dùng

Công bố chất lượng sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng có được thông tin chính xác về sản phẩm mà họ đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng thông minh hơn, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đối với doanh nghiệp sản xuất

Đối với doanh nghiệp sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm là một cách để tăng tính minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình. Việc công bố chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin của khách hàng và tăng độ tin cậy của thương hiệu, đồng thời cũng là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất.

2. Quy định về công bố chất lượng há cảo (sủi cảo) tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định về công bố chất lượng sản phẩm. Các quy định này được quy định trong các văn bản pháp luật, bao gồm:

  • Luật Thực phẩm.
  • Nghị định 15/2018 của Chính phủ.
  • Và các nghị định liên quan về an toàn thực phẩm.

Các quy định và hướng dẫn trong bài viết sau đây cũng sẽ áp dụng cho tất cả các loại há cảo, sủi cảo hiện nay. Như: tự công bố sản phẩm há cảo đông lạnh, công bố sản phẩm sủi cảo nhân thịt, công bố sản phẩm há cảo tôm hẹ,…

==> Xem thêm:

Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định mới về an toàn thực phẩm

Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 55/2010/QH12 (có Mục lục dễ tra cứu, tải về)

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng há cảo (sủi cảo)

Trước khi tìm hiểu về thủ tục công bố chất lượng há cảo, chúng ta nên điểm qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng há cảo. Bởi vì khi hiểu rõ điều này, sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Cho ra một kết quả kiểm nghiệm đạt chuẩn và một hồ sơ công bố sản phẩm há cảo tốt.

  • Nguyên liệu: Chất lượng nguyên liệu cần phải đảm bảo, bao gồm độ tươi, độ chín và chất lượng tổng thể của nguyên liệu.
  • Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất cần phải đảm bảo sự an toàn và vệ sinh. Đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm há cảo.
  • Điều kiện bảo quản: Điều kiện bảo quản cũng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Hạn sử dụng: Thời gian sử dụng sản phẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

4. Hồ sơ công bố chất lượng há cảo (sủi cảo) gồm những gì?

Việc chuẩn bị hồ sơ công bố chất lượng sủi cảo (há cảo) rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, thủ tục đăng ký công bố sản phẩm há cảo hiện nay gồm các hồ sơ sau:

  1. Bản Tự công bố sản phẩm há cảo. Bao gồm thông tin về sản phẩm cần công bố. Như tên sản phẩm, thành phần, nhà sản xuất, thương hiệu, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, đóng gói,… (Theo mẫu quy định tại Phụ lục của Nghị định 15 năm 2018).
  2. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm há cảo. Đây Là giấy chứng nhận rằng sản phẩm đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. (KQKN há cảo phải còn thời hạn trong 12 tháng).
  3. Bản Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm. Đây là tài liệu khẳng định rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm. Bản tiêu chuẩn này có thể do doanh nghiệp tự lập theo các quy định hiện hành.
  4. Bản dịch tiếng Việt của nhãn sản phẩm. Khi công bố chất lượng há cảo nhập khẩu thì phải đính kèm theo bản dịch thuật nhãn và được công chứng.

Ngoài ra còn kèm theo các giấy chứng nhận của doanh nghiệp như:

  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp công bố.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất hoặc các giấy tương đương (Đối với cơ sở sản xuất).

==> Xem thêm: Danh sách Phòng Kiểm Nghiệm được công nhận (2023 mới nhất)

kết quả kiểm nghiệm há cảo sủi cảo

Kết quả kiểm nghiệm Há cảo do ISOHA thực hiện cho Khách hàng (Ảnh độc quyền ISOHA)

5. Cách tự công bố sản phẩm há cảo (sủi cảo) nhanh chóng – chính xác

ISOHA hiểu rõ rằng quy trình công bố chất lượng há cảo không đơn giản và đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng chuyên môn. Vì vậy, chúng tôi cung cấp dịch vụ nhận làm hồ sơ công bố chất lượng từ A-Z. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí và đồng thời giảm thiểu các rủi ro pháp lý.

  • Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ công bố chất lượng há cảo (sủi cảo) chuyên nghiệp. Đảm bảo đúng và đầy đủ các yêu cầu pháp luật và quy định của Nhà nước.
  • Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn tư vấn tận tâm. Linh hoạt xử lý các hồ sơ khó. Đặc biệt luôn có giải pháp cho trường hợp thiếu hồ sơ không thể cung cấp ngay. Giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian.
  • Cam kết đảm bảo tính bảo mật và riêng tư thông tin của quý khách hàng. Không tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho bên thứ ba.
  • Dịch vụ của chúng tôi được đánh giá là có chất lượng cao. Giá cả hợp lý và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
  • Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất về quy định công bố chất lượng sủi cảo (há cảo) nói riêng và các sản phẩm khác nói chung. Nhằm đảm bảo tư vấn chính xác và kịp thời các vấn đề hiện nay.

Với những cam kết trên, chúng tôi hy vọng sẽ được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc công bố chất lượng sản phẩm và các thủ tục liên quan khác. Hãy liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!