Tự công bố sản phẩm tại Bình Dương: Hướng dẫn từ A – Z (2023)

 Việc thực hiện Tự công bố sản phẩm tại Bình Dương nói riêng, hay các tỉnh thành khác nói chung là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi kinh doanh hay nhập khẩu sản phẩm.

Thủ tục công bố sản phẩm được quy định tại Nghị định 15/ 2018/ NĐ-CP. Thủ tục này nhằm giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Đồng thời tăng cường niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các thuật ngữ, các quy định ghi trong văn bản pháp luật. Chính vì vậy, ISOHA chia sẽ bài viết dưới đây nhằm hướng dẫn chi tiết các hồ sơ, quy trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục giúp doanh nghiệp hiểu một cách dễ dàng hơn. Từ đó, thực hiện hồ sơ một cách chính xác, đồng thời nêu ra các điểm cần lưu ý để tránh những sai sót gây tốn nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

tự công bố sản phẩm tại bình dương

1. Những sản phẩm nào được phép tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

Theo Nghị định 15 năm 2028 Nghị định của Chính Phủ, thì hình thức Tự công bố được áp dụng cho các nhóm sản phẩm sau:

  • Thực phẩm đã qua chế biến và bao gói sẵn (như bánh kẹo, cà phê, xúc xích, …)
  • Phụ gia thực phẩm (như hương liệu, chất tạo bọt, chất tạo màu, chất nhũ hóa,…)
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (như đất hoạt tính, hạt hút ẩm, bột trợ lọc,…)
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm (như tô, chén, dĩa, ly, bình nước,…)
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (như màng bọc thực phẩm, giấy bạc,…)

2. Điều kiện để tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước

➞ Phải được đăng ký kinh doanh, có ngành nghề kinh doanh sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam. (Tức là có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

➞ Cơ sở sản xuất phải có một trong các giấy chứng nhận sau:

    • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
    • Thực hành sản xuất tốt (GMP)
    • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
    • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
    • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
    • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
    • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000). Hoặc các giấy chứng nhận tương đương còn hiệu lực.

==> Xem thêm: 11 đối tượng ĐƯỢC MIỄN Giấy chứng nhận VSATTP (cập nhật mới)

2.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu

➞ Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có ngành nghề kinh doanh sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam.

➞ Có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm như CFS, COA,…

➞ Bản dịch thuật công chứng sang tiếng Việt của các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

3. Quy trình tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

Thủ tục công bố thực phẩm tại Bình Dương gồm các bước sau:

3.1 Kiểm nghiệm sản phẩm

Việc kiểm nghiệm sản phẩm là một bước quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trước khi tự công bố sản phẩm tại Bình Dương.

Có các điểm cần lưu ý khi kiểm nghiệm sản phẩm như sau:

  • Xác định các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm: Doanh nghiệp cần xác định các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà sản phẩm cần phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn địa phương hoặc thậm chí là tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Lựa chọn Trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận: Sản phẩm phải được kiểm nghiệm tại Trung tâm được NN công nhận đạt ISO 17025 thì phiếu kết quả kiểm nghiệm mới có hiệu lực. Do đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu và lựa chọn đúng trung tâm đạt chuẩn. Tránh trường hợp kiểm tại các cơ sở kém uy tín, vừa tốn thời gian, chi phí mà không sử dụng được phiếu KQKN để nộp hồ sơ.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại BD

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.2 Soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm tại Bình Dương

➤ Hồ sơ Công bố sản phẩm sản xuất trong nước

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 01 – Phụ lục 1 của NĐ 15/ 2018)

Trong bản TCB sản phẩm này, doanh nghiệp tự điền, cung cấp các thông tin về tên sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần sản phẩm, nhà sản xuất, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, quy cách đóng gói, cách sử dụng, bảo quản, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Và tự chịu trách nhiệm về các thông tin mà mình đã kê khai trong hồ sơ.

  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm. (Phải được kiểm tại Trung tâm được Nhà nước công nhận đạt chuẩn ISO 17025. Và Phiếu kết quả kiểm nghiệm phải còn hiệu lực trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện như:

✔ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

✔ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoặc các giấy chứng nhận tương đương (ISOHA đã liệt kê ở phần trên)

==> Tải bản Tự công bố sản phẩm tại đây: Mẫu 01 - Bản tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

➤ Hồ sơ Công bố sản phẩm nhập khẩu

Cũng tương tự như Hồ sơ công bố sản phẩm sản xuất trong nước, nhưng lưu ý thêm 2 phần sau:

  • Nhãn sản phẩm nếu bằng tiếng nước ngoài: Phải được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt trước khi nộp hồ sơ.
  • Không cần giấy chứng nhận ATTP của cơ sở sản xuất.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Bình Dương do ISOHA thực hiện

Hồ sơ công bố sản phẩm tại Bình Dương do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.3 Nộp hồ sơ công bố

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Bình Dương như ISOHA đã trình bày trên đây. Sau đó nộp về Bộ phận một cửa – Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Tỉnh Bình Dương.

Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của Cơ quan. Và làm việc với Cơ quan khi hồ sơ chưa đạt, cần phải bổ sung.

3.4 Tra cứu tự công bố sản phẩm tại Bình Dương trên website của Cơ quan

Sau khi hồ sơ hợp lệ, đạt yêu cầu sẽ được đăng tải trên website của Cơ quan. Doanh nghiệp có thể tự lên trang của Sở Y tế tỉnh Bình Dương để tra cứu thông tin.

Link thông tin tra cứu Tự công bố sản phẩm tại Bình Dương: https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/antoanvesinhthucpham/TongQuat.aspx

Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm tại Bình Dương được đăng tải gồm các nội dung như sau:

tra cứu tự công bố sản phẩm tại bình dương

4. Những lưu ý khi tự công bố sản phẩm tại Bình Dương

Để thực hiện chính xác thủ tục kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại Bình Dương nói riêng. Và công bố sản phẩm tại các tỉnh thành khác nói chung, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

STTLưu ý quan trọng
1.

 Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm phải đủ và đúng quy định.

- Nếu kiểm thiếu chỉ tiêu: Không đạt hồ sơ và bị phạt khi hậu kiểm tra về sau này.

- Nếu kiểm dư chỉ tiêu: Gây tốn nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

2. Phải kiểm nghiêm sản phẩm tại Phòng/ Trung tâm được Nhà nước công nhận (ISO 17025). Không kiểm tại các nơi kém uy tín chưa được chứng nhận.
3. Tên mẫu và thông tin tên đơn vị, địa chỉ trên Phiếu KQKN sản phẩm phải đúng với tên mẫu và thông tin của đơn vị trong hồ sơ công bố sản phẩm.
4.  Mỗi sản phẩm sẽ có loại hình công bố khách nhau theo quy định. Do đó cần xác định đúng loại hình công bố trước khi làm hồ sơ. Để đảm bảo hồ sơ được chính xác tránh mất thời gian và chi phí nộp lại hồ sơ nhiều lần.
5. 

 Cần chú ý về hiệu lực của các tài liệu nộp kèm hồ sơ:

  • Các tài liệu công chứng phải còn hiệu lực trong 6 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ)
  • Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm phải còn hiệu lực trong 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ)
6.  Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm tại Bình Dương phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

5. Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Bình Dương trọn gói – nhanh – giá tốt

Dịch vụ tự công bố sản phẩm tại Bình Dương trọn gói, nhanh và giá rẻ - là một giải pháp tối ưu mà ISOHA mang đến nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề rắc rối trong thủ tục pháp lý.

Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại Bình Dương của ISOHA sẽ mang đến những gì cho doanh nghiệp?

● Tiết kiệm thời gian và công sức

Doanh nghiệp sẽ không cần phải tự thực hiện nhiều thủ tục pháp lý phức tạp. Như tìm hiểu văn bản pháp luật để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, theo dõi và làm việc với trung tâm kiểm nghiệm. Soạn hồ sơ công bố, nộp hồ sơ, theo dõi và làm việc với cơ quan chức năng,… Vì ISOHA sẽ đại diện doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ quá trình này.

● Tiết kiệm chi phí

Chi phí dịch vụ công bố sản phẩm tại ISOHA luôn được cân nhắc để đưa ra mức phí phù hợp nhất cho từng sản phẩm. Có thể nói hiện nay phí dịch vụ tại ISOHA đang là rẻ nhất. Việc này không có nghĩa là chất lượng dịch vụ kém. ISOHA khẳng định việc áp dụng mức phí dịch vụ rẻ này nhằm hỗ trợ tất cả các đơn vị đều có đủ điều kiện để kiểm nghiệm và công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu hay bán ra thị trường. Giúp doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ pháp lý, kinh doanh một cách hợp pháp, không phải trong trạng thái phập phòng lo sợ mỗi khi có cơ quan kiểm tra về giấy tờ pháp lý.

● Hồ sơ luôn chính xác và hợp pháp

ISOHA luôn cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất. Thực hiện chính xác hồ sơ ngay từ lần đầu, không phải ký đi ký lại nhiều lần gây mất thời gian của doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết mang lại những giá trị thật, hồ sơ thật, hợp pháp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường niềm tin với với khách hàng và đối tác.

● Sự hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình kinh doanh

Điểm đặc biệt chỉ có tại ISOHA đó chính là không phải hoàn tất hồ sơ là xong. Mà cả về sau, trong suốt quá trình doanh nghiệp kinh doanh, ISOHA luôn cập nhật, thông báo cho doanh nghiệp khi có các văn bản pháp luật mới. Luôn tư vấn và hỗ trợ nhanh các vấn đề doanh nghiệp vướng mắc. Và chắc chắn một điều, ISOHA luôn giảm phí cho các dịch vụ giấy phép tiếp theo.

Quy trình ISOHA kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại Bình Dương


Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm tại Bình Dương nói riêng. Hoặc cần được hỗ trợ trong các thủ tục giấy phép khác nói chung. Hãy liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Công bố NƯỚC ÉP TRÁI CÂY và các lỗi thường gặp (2023)

 Công bố Nước ép trái cây có bắt buộc không?

Nước ép trái cây (hoa quả) có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm: Nước ép trái cây có ga, nước ép trái cây và rau, nước ép trái cây hữu cơ. Hay nước ép trái cây hỗn hợp, nước ép trái cây nhiệt đới, nước ép trái cây cô đặc, nước ép trái cây lên men,... Mỗi loại nước ép trái cây đều có hương vị và mùi thơm riêng.

Tuy nhiên, dù loại nào đi nữa thì khi nước ép trái cây không được sản xuất và bảo quản đúng cách. Có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và các chất gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Do đó, Nhà nước đã quy định việc kiểm nghiệm và công bố Nước ép trái cây trước khi lưu hành ra thị trường nhằm kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm trên. Đây là một thủ tục bắt buộc mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải thực hiện.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục liên quan đến kiểm nghiệm, công bố chất lượng Nước ép trái cây. Đặc biệt là các lỗi thường gặp khi làm kiểm nghiệm và công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

kiểm nghiệm và công bố nước ép trái cây

1. Tự công bố Nước ép trái cây là gì?

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tự công bố sản phẩm là quá trình doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình. Và chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thông tin mà mình đã công bố. Trên cơ sở các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như: hàm lượng vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm. Hàm lượng chất bảo quản, phụ gia tạo màu, tạo hương và các chất cấm khác.

Doanh nghiệp sẽ nộp bản Tự công bố sản phẩm đến Cơ quan chức năng của địa phương. Cơ quan sẽ đăng tải thông tin công bố của doanh nghiệp lên website của Cơ quan. Nhằm thông báo rộng rãi đến tất cả mọi người được biết.

2. Kiểm nghiệm Nước ép trái cây và công bố phải thực hiện khi nào?

Kiểm nghiệm và công bố chất lượng Nước ép hoa quả phải thực hiện trước khi bán sản phẩm ra thị trường. Các trường hợp nhập khẩu thì phải thực hiện trước khi nhập khẩu số lượng lớn về Việt Nam.

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, nếu không thực hiện thủ tục công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng. Tùy từng mức độ vi phạm mà mức phạt có thể nặng hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và uy tín thương hiệu của DN.

Lưu ý:

Trước khi ban sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu độc quyền. Hoặc đăng ký độc quyền cho thiết kế bao bì nhãn hiệu của sản phẩm. Nhằm bảo vệ sản phẩm không bị sao chép, bị làm giả gây ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp. Đây là một điểm lưu ý rất quan trọng, doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện.

3. Hồ sơ tự công bố Nước ép trái cây theo Nghị định 15/2018

3.1 Thủ tục công bố nước ép gồm những hồ sơ gì?

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về thủ tục tự công bố sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những tài liệu sau:

1/ Bản tự công bố sản phẩm Nước ép trái cây theo Mẫu số 01 (Tại Phụ lục 1 - Nghị định 15). Trong Bản TCB sản phẩm này, lưu ý nộp kèm theo Mẫu nhãn sản phẩm dự kiến hoặc Nhãn chính thức của sản phẩm.

2/ Phiếu kết quả kiểm nghiệm nước ép trái cây.

  • Được kiểm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn sản phẩm theo quy định.
  • Thời hạn của phiếu KQKN không được vượt quá 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Phải được kiểm tại Trung tâm được Nhà nước công nhận đạt chuẩn ISO 17025.

==> Tải miễn phí Mẫu 01 tại đây (Mục số 9 của bài viết): Hồ sơ, tự công bố sản phẩm, và quy định cập nhật mới theo NĐ 15/2018/NĐ-CP.   

3/ Dịch thuật công chứng Nhãn sản phẩm và các tài liệu liên quan (nếu có). Đối với trường hợp công bố Nước ép trái cây nhập khẩu.

Ngoài ra, điều kiện đi kèm cơ sở sản xuất: Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất nước ép trái cây. (Hay phải có ít nhất một trong các giấy chứng nhận như: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương).

kết quả kiểm nghiệm và bản tự công bố sản phẩm nước ép trái cây

Kết quả kiểm nghiệm và Bản tự công bố Nước ép trái cây do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.2 Địa chỉ gửi mẫu kiểm nghiệm Nước ép

Nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm, chỉ cần gửi mẫu sản phẩm đến ISOHA. Chúng tôi sẽ xây dựng chỉ tiêu và kiểm nghiệm tại Trung tâm uy tín. Đảm bảo mang lại kết quả tốt đẹp giúp hợp pháp hồ sơ pháp lý. Thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, quảng bá sản phẩm ra thị trường.

Địa chỉ gửi mẫu kiểm nghiệm Nước ép hoa quả (ISOHA nhận kiểm nghiệm sản phẩm trên toàn quốc)

  • CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
  • Địa chỉ: Số 70/2A Đường Trần Văn Ơn, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0909 384 449 (zalo) - 0902 569 328
  • Mail: hotro@tuvanisoha.com

Lưu ý: Việc kiểm nghiệm và chuẩn bị hồ sơ công bố Nước uống trái cây này đòi hỏi phải chính xác. Để giảm thiểu việc phải nộp hồ sơ nhiều lần, gây mất thời gian và tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt là không bị phạt khi hậu kiểm về sau này.

4. Các lỗi khi kiểm nghiệm, TCB Nước ép trái cây và cách khắc phục

Trong quá trình kiểm nghiệm Nước ép trái cây và chuẩn bị hồ sơ công bố. Doanh nghiệp thường gặp các sự cố sau đây và cần phải xử lý:

LỗiCách khắc phục
Kiểm nghiệm thiếu các chỉ tiêu bắt buộc theo quy định

Cần đọc kỹ văn bản pháp luật và xây dựng lại bộ chỉ tiêu đúng cho sản phẩm Nước ép trái cây.

Hoặc liên hệ ISOHA để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định.

Kết quả kiểm nghiệm không đạt yêu cầu

Từ chỉ tiêu không đạt, xem lại quá trình sản xuất, bảo quản có nguy cơ ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó và cải thiện.

Gửi lại mẫu mới sau khi đã khắc phục để kiểm nghiệm cho đến khi đạt đúng quy định.

Kê khai sai hoặc thiếu thông tin thực tế của sản phẩm trong bản hồ sơ Tự công bốLàm thông báo điều chỉnh, bổ sung thông tin và nộp lại cho Cơ quan
Ghi nhãn sai quy định hoặc không giống với khi công bố

Mỗi sản phẩm đều có quy định những thông tin bắt buộc ghi nhãn. Doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo đủ và đúng các thông tin bắt buộc này.

Hiện việc ghi nhãn được quy định trong NĐ 43/2017/NĐ-CP và NĐ 111/2021/NĐ-CP.

5. Hướng dẫn tra cứu Tự công bố sản phẩm Nước ép hoa quả online

Sau khi hoàn thành hồ sơ tự công bố chất lượng Nước ép trái cây và gửi đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp có thể tự tra cứu trực tuyến để xác minh các thông tin đã công bố.

Mỗi tỉnh thành sẽ có cách tra cứu khác nhau, doanh nghiệp vui lòng xem chi tiết tại bài viết: Cách tra cứu thông tin tự công bố ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết)

Các hình thức: Công bố nước ép trái cây đóng chai. Công bố nước ép trái cây đóng hộp, Công bố nước ép hoa quả tổng hợp. Hay Công bố nước ép rau quả đóng hộp, Công bố nước ép trái cây lên men, Công bố nước trái cây cô đặc, Công bố nước uống trái cây. ==> Đều có chung hình thức là Tự công bố sản phẩm. Hồ sơ được quy định giống nhau tại mục số 3 của bài viết. Và cách tra cứu kết quả TCB sản phẩm cũng như nhau.

6. Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố Nước ép trái cây nhanh, trọn gói tại ISOHA

6.1 ISOHA cam kết với Khách hàng

ISOHA là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục pháp lý nói chung. Và thủ tục kiểm nghiệm, công bố sản phẩm nói riêng  tại Việt Nam.

  • ISOHA đã và đang cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm và công bố sản phẩm cho hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã đạt được nhiều thành công trong kinh doanh.
  • ISOHA luôn cập nhật thông tin về các quy định pháp lý mới nhất và tư vấn cho khách hàng. Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất.
  •  Với phương châm "Chất lượng là trên hết". ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép. Đem đến sự hài lòng nhất cho Khách hàng khi sử dụng dịch vụ giấy phép tại ISOHA.
  • Cam kết đảm bảo tính bảo mật cho tất cả các thông tin của khách hàng.
  • Cam kết giữ mức giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời luôn đưa ra các chính sách giảm giá ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
  • Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đưa ra các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng nhất cho khách hàng.

6.2 Thời gian kiểm nghiệm và Công bố Nước ép tại ISOHA

  • Kiểm nghiệm: 3 - 5 ngày làm việc.
  • Công bố: 1 ngày làm việc. (ISOHA hỗ trợ làm nhanh hoàn toàn MIỄN PHÍ. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường).

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm và công bố Nước ép trái cây nói riêng. Và các thủ tục giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung. Hãy liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!