Các bước Kiểm nghiệm, Công bố chất lượng Nước tương sản xuất và nhập khẩu (2023)

 Hình thức tự công bố chất lượng Nước tương là gì?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Nước tương. Như Nước tương tỏi ớt, nước tương lên men tự nhiên, Nước tương đậu nành, Nước tương cho bé, Nước tương chay,... Dù là loại nào thì doanh nghiệp đều phải kiểm nghiệm và tự công bố chất lượng Nước tương thì mới được phép bán ra thị trường.

Hình thức Tự công bố sản phẩm Nước tương: Doanh nghiệp tự công bố về chất lượng, an toàn của sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về các thông tin mình đã công bố. Hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương theo mẫu 1 - Phụ lục 1 của Nghị định 15/2018. Sau khi công bố, cơ quan chức năng sẽ đăng tải thông tin lên trang điện tử để mọi người cùng biết.

Quy trình này được quy định cụ thể tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, đọc Nghị định thì sẽ có những phần chưa thể hiểu rõ chi tiết. Bài viết dưới đây ISOHA sẽ hướng dẫn cụ thể các bước giúp doanh nghiệp thực hiện Công bố chất lượng Nước tương chính xác nhất. (Áp dụng cho sản phẩm Nước tương sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu). Mời mọi người cùng tham khảo nội dung bài viết!

Kiểm nghiệm Công bố chất lượng Nước tương sản xuất và nhập khẩu

1. Hồ sơ tự công bố chất lượng Nước tương

1.1 Hồ sơ công bố tiêu chuẩn Nước tương sản xuất trong nước  

  • Bản tự công bố sản phẩm Nước tương theo Mẫu 01 – Phụ lục 1 của Nghị định 15.  
  • Phiếu Kết quả kiểm nghiệm Nước tương (Có giá trị trong 12 tháng).
  • Mẫu nhãn sản phẩm Nước tương (Nhãn chính hoặc nhãn dự kiến). 

Và phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất Nước tương: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nước tương hợp pháp.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất Nước tương. Hoặc có giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.  

==> Tải về Mẫu 01 tại mục số 9 của bài viết:  Tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hồ sơ và quy định mới nhất theo NĐ 15/2018/NĐ-CP. 

1.2 Hồ sơ công bố Nước tương nhập khẩu

  • Bản tự công bố sản phẩm Nước tương theo Mẫu 01 – Phụ lục 1 của Nghị định 15.  
  • Phiếu Kết quả kiểm nghiệm Nước tương (Có giá trị trong 12 tháng).
  • Mẫu nhãn sản phẩm Nước tương (Nhãn chính và Nhãn phụ sản phẩm). 
  • Khi có tài liệu Nước tương bằng tiếng nước ngoài liên quan, phải dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.

Và phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất Nước tương: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nước tương hợp pháp.

2. Quy trình kiểm nghiệm và công bố Nước tương

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm Nước tương và gửi mẫu kiểm nghiệm

Hiện nay, chỉ tiêu kiểm nghiệm Nước tương tuân thủ theo các quy định:

  • Quy chuẩn 8-1:2011 của BYT: Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • Quy chuẩn 8-2: 2011 của BYT: Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • Quyết định 46/2007 của BYT: Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • Quyết định 11/2005/QĐ-BYT: Quy định hàm lượng 3-MCPD trong nước tương, dầu hào, xì dầu.

Trình tự Gửi mẫu kiểm nghiệm Nước tương:

  • Doanh nghiệp xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định tại các văn bản pháp luật trên.
  • Gửi mẫu đến Trung tâm kiểm nghiệm Nước tương. Điền đầy đủ thông tin trên phiếu yêu cầu kiểm nghiệm.  Kiểm tra và đảm bảo thông tin doanh nghiệp, thông tin mẫu được chính xác.
  • Theo dõi quá trình kiểm nghiệm và làm việc với trung tâm để xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
  • Nhận kết quả kiểm nghiệm Nước tương. Kiểm tra lại các thông tin, đảm bảo thông tin chính xác cho việc làm hồ sơ công bố chất lượng Nước tương.

Nếu doanh nghiệp chưa biết cách xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm. Cũng như chưa hiểu quy trình gửi mẫu, và làm việc với trung tâm kiểm nghiệm.  ==> Liên hệ ISOHA để được hỗ trợ. ISOHA sẽ xây dựng đầy đủ chỉ tiêu theo đúng quy định hiện hành. Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm. Đảm bảo nhận được kết quả kiểm nghiệm Nước tương tốt nhất cho Doanh nghiệp.

kết quả kiểm nghiệm và bản tự công bố sản phẩm nước tương

KQKN và Bản TCB Nước tương do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

==> Xem thêm:  Danh sách nhữngTrung tâm Kiểm Nghiệm được công nhận (2023 mới nhất) 

Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ công bố chất lượng Nước tương 

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tự công bố Nước tương sản xuất trong nước hoặc công bố Nước tương nhập khẩu. Như đã được ISOHA giới thiệu chi tiết ở Mục số 1.

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng Nước tương 

Nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 

Nếu cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh: Nộp hồ sơ tại Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM (BQL ATTP).

Nếu cơ sở tại các tỉnh thành khác: Nộp hồ sơ tại BQL ATTP (nếu đã có BQL). Hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính. 

 Theo dõi hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương đã nộp. Đến khi hồ sơ công bố tiêu chuẩn Nước tương được cơ quan chức năng đăng tải lên hệ thống website. 

Bước 4: Đăng tải thông tin hồ sơ tự công bố Nước tương hợp lệ lên trang điện tử 

Cơ quan Nhà nước sẽ kiểm tra hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương sau khi tiếp nhận. Nếu hồ sơ hợp lệ, thông tin sẽ được đăng tải trên hệ thống website để mọi người tra cứu.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thông tin hồ sơ công bố sản phẩm Nước tương, sau khi thông tin đã được đăng tải. Sản phẩm cũng phải luôn được đảm bảo tính an toàn trong suốt quá trình sản xuất và nhập khẩu.

3. Thời gian tự công bố chất lượng Nước tương

Kiểm nghiệm sản phẩm Nước tương: 3 – 5 ngày làm việc.

Công bố sản phẩm Nước tương chỉ: 1 ngày làm việc.

➥ ISOHA sẵn sàng hỗ trợ làm nhanh công bố tiêu chuẩn Nước tương MIỄN PHÍ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp kinh doanh Nước tương nhanh chóng ra thị trường. 

4. Bản tự công bố Nước tương có hết hạn không

Kể từ khi Nghị định 15 được áp dụng vào ngày 02/02/2018. Quy định về thời hạn hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm Nước tương đã bị bãi bỏ.

Theo quy định mới, bản công bố chất lượng Nước tương không có thời hạn. Và sẽ có hiệu lực vĩnh viễn sau khi doanh nghiệp đăng ký công bố sản phẩm Nước tương một lần duy nhất. Không cần phải đăng ký để gia hạn lại.

Lưu ý: Các sản phẩm Nước tương đã được cấp Giấy tiếp nhận công bố. Hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP trước ngày 02/02/2018. Thì chỉ được sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

5. Có bắt buộc kiểm nghiệm Nước tương định kỳ không

Theo quy định mới (Nghị định 15), kiểm nghiệm Nước tương định kỳ cho sản phẩm sau khi công bố không còn bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có 2 điều cần lưu ý:

  • Kết quả kiểm nghiệm Nước tương trước khi đăng ký công bố phải còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
  • Việc kiểm nghiệm Nước tương là rất cần thiết và doanh nghiệp cần tự giác thực hiện. Để đảm bảo an toàn và kiểm soát các mối nguy hại về vật lý, hóa học, sinh học, hóa chất. Việc kiểm nghiệm định kỳ giúp đảm bảo Nước tương luôn an toàn và tránh vi phạm về an toàn thực phẩm. Nếu Nước tương không được kiểm tra chất lượng định kỳ trong thời gian dài. Có thể dẫn đến buộc thu hồi sản phẩm, khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và mất vị trí trên thị trường.

6. Dịch vụ công bố chất lượng Nước tương nhanh, trọn gói tại ISOHA

Do thủ tục kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm Nước tương chưa phải là chuyên môn của Doanh nghiệp. Nên trong quá trình thực hiện có những sai sót là điều không tránh khỏi. Việc thực hiện hồ sơ sai và thậm chí sai nhiều lần sẽ gây tốn nhiều thời gian và chi phí của Doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên tham khảo dịch vụ kiểm nghiệm, công bố sản phẩm Nước tương tại các Công ty pháp lý chuyên nghiệp.

Kiểm nghiệm và công bố sản phẩm Nước tương nói riêng và các sản phẩm khác nói chung là chuyên môn của ISOHA qua nhiều năm nay. Chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho rất nhiều Công ty khắp cả nước. Và luôn được Khách hàng đánh giá cao về mọi mặt. Do đó, ISOHA tự tin sẽ mang đến cho Doanh nghiệp các kết quả giấy phép tốt nhất trong thời gian ngắn nhất!

Kết quả Khách hàng nhận được khi Công bố sản phẩm tại ISOHA

  • Kết quả kiểm nghiệm (KQKN) sản phẩm được kiểm tại Trung tâm Nhà nước công nhận.
  • Hồ sơ Tự công bố sản phẩm theo đúng quy định.
  • Thông tin công bố được đăng tải trên trang điện tử của Cơ quan Nhà nước. ISOHA sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp tra cứu.
  • IOHA hỗ trợ, tư vấn miễn phí trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
  • Chính sách hậu mãi cho những dịch vụ giấy phép tiếp theo tại ISOHA.

Nếu Quý doanh nghiệp cần được tư vấn chi tiết thủ tục Kiểm nghiệm và Công bố sản phẩm Nước tương và các sản phẩm khác nói chung. Hãy liên hệ ngay với ISOHA theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất. Sự tư vấn pháp lý ở ISOHA là HOÀN TOÀN miễn phí!

==> Xem thêm:  Cách tra cứu tự công bố chất lượng sản phẩm ở Ban quản lý HCM và Hà Nội (chi tiết)

Tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai: Hồ sơ và quy trình đầy đủ (2023)

 Tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai là thủ tục bắt buộc đối với các Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Đồng Nai và muốn bán ra thị trường. Trong thời gian qua, ISOHA nhận được rất nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai cần được tư vấn về thủ tục hồ sơ liên quan.

Để giải quyết các vấn đề vướng mắc về thủ tục tự công bố sản phẩm ở Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai. ISOHA xin chia sẽ bài viết dưới đây nhằm cung cấp những thông tin cần thiết và chi tiết từng bước cũng như các lưy ý khi làm hồ sơ. Giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục, tránh được những sai sót có thể gây tốn nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

tự công bố sản phẩm tại đồng nai

1. Những sản phẩm nào được phép tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP thì những nhóm sản phẩm, doanh nghiệp được phép Tự công bố sản phẩm. Cụ thể như sau:

Nhóm sản phẩmVí dụ
Thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵnSữa, ngũ cốc, cà phê, rượu, bánh kẹo…
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩmGói hút ẩm, đất hoạt tính, bột trợ lọc…
Phụ gia thực phẩmChất tạo màu, chất tạo hương, chất bảo quản…
Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩmGiấy bạc nướng, màng bọc thực phẩm…
Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩmBình nước, xoong nồi, chén dĩa…

Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm của mình có thuộc một trong các nhóm sản phẩm này không. Để đảm bảo xây dựng hồ sơ chính xác đúng quy định.

2. Quy trình tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm

Tất cả các mặt hàng muốn thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm tại Đồng Nai đều phải được kiểm nghiệm theo quy định. Quá trình kiểm nghiệm sản phẩm gồm các bước sau:

✦ Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm

Đây là bước quan trọng vì không chỉ có ý nghĩa về mặt đáp ứng thủ tục pháp lý. Mà còn ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.

Mỗi sản phẩm sẽ có các chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau, tùy theo bản chất và nhóm của sản phẩm. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm này sẽ được quy định trong các quy chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nhà sản xuất. Doanh nghiệp cần cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất để xây dựng chỉ tiêu một cách chính xác. Tránh trường hợp xây dựng sai chỉ tiêu kiểm nghiệm của sản phẩm. Không thể nộp hồ sơ và cũng bị phạt khi hậu kiểm tra về sau này.

Khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm quá nhiều (thừa chỉ tiêu không cần thiết) cũng sẽ gây tốn chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, bước này cần thực hiện một cách cân nhắc và chính xác nhất. Không chỉ đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai mà các tỉnh thành khách cũng vậy.

✦ Gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm

Mẫu phải được kiểm tại trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhân. Các trung tâm này phải đạt chứng chỉ ISO 17025 thì mới có đủ năng lực để kiểm nghiệm.

==> Xem thêm: Danh sách các trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận mới nhất

Ở bước này, doanh nghiệp cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin. (Về tên sản phẩm, tên và địa chỉ đơn vị yêu cầu kiểm nghiệm, chỉ tiêu kiểm nghiệm). Và theo dõi quá trình kiểm nghiệm mẫu, làm việc với trung tâm khi có vấn đề phát sinh cho tới khi nhận được KQKN.

✦ Nhận kết quả kiểm nghiệm và đối chiếu với quy định

Sau khi nhận kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, cần phải đối chiếu với văn bản pháp luật quy định về các mức chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm. Xem sản phẩm của mình đã đạt yêu cầu chưa.

  • Nếu đạt: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ TCB sản phẩm tại Đồng Nai.
  • Nếu chưa đạt: Gửi lại mẫu kiểm nghiệm cho đến khi đạt yêu cầu.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định do ISOHA thực hiện

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đúng quy định do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

Bước 2: Soạn Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm tại Đồng Nai hay các tỉnh thành khác đều được quy định tại NĐ15. Hồ sơ công bố thực phẩm tại Đồng Nai gồm các phần sau:

  • Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 – Phụ lục 1 của NĐ 15).

==> Tải Mẫu tự công bố sản phẩm tại đây: Bản Tự công bố sản phẩm Mẫu số 01 - Phụ lục 1 - NĐ 15/2018

  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (đạt quy định, được kiểm tại Trung tâm Nhà nước công nhận, còn thời hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
  • Nhãn sản phẩm dự kiếm hoặc Nhãn sản phẩm chính thức.
  • Bản dịch thuật công chứng Nhãn sản phẩm (Nếu nhãn bằng tiếng nước ngoài, phần này thường dành cho các sản phẩm nhập khẩu)
  • Và các tài liệu khác (tùy bản chất sản phẩm mà Cơ quan chức năng có thể yêu cầu thêm các tài liệu bổ sung khác).

Bước 3: Nộp và theo dõi hồ sơ công bố

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ISOHA đã trình bày trên đây, người đại diện/người ủy quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu và hồ sơ và nộp cho cơ quan.

  • Nơi nộp: Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai
  • Địa chỉ: Số 59 Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Bước 4: Tra cứu kết quả tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai

Sau khi nộp hồ sơ, Chi cục ATTP tỉnh Đồng Nai sẽ xét duyệt hồ sơ của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ đạt

Sẽ được đăng tải lên trang điện tử của Sở Y tế - Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai

Link tra cứu tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai: dongnai.vfa.gov.vn/tu-cong-bo-san-pham

Nếu hồ sơ chưa hợp lệChi cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp được biết để bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ và nộp lại.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm (TCB sản phẩm) tại Đồng Nai được đăng tải gồm các nội dung sau:

đăng tải tự công bố sản phẩm tại đồng nai

3. Một số câu hỏi thường gặp về tự công bố sản phẩm

Hiệu lực bản Tự công bố sản phẩm

Bản tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai hay các tỉnh thành khác đều có hiệu lực kể từ ngày Cơ quan chức năng tiếp nhận. Và đăng tải hồ sơ của doanh nghiệp lên trang điện tử của Cơ quan.

Bản Tự công bố sản phẩm có hết hạn không

Trong quy định mới hiện nay chưa quy định về thời hạn của bản TCB sản phẩm. Do đó, sau khi hồ sơ được đăng tải lên trang điện tử của Cơ quan, doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất, kinh doanh sản phẩm mãi về sau.

Khi nào phải làm lại bản TCB sản phẩm

Theo quy định tại Nghị định 15/2018, khi sản phẩm có sự thay đổi về một trong 3 thông tin sau: Tên sản phẩm, thành phần, nhà sản xuất. Thì bắt buộc phải làm lại bản tự công bố sản phẩm và nộp cho Cơ quan như lần đầu.

Có bắt buộc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm không

Hiện nay, chưa quy định kiểm về việc kiểm nghiệm định kỳ cho các sản phẩm thuộc hình thức Tự công bố. Tuy hiên, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện kiểm nghiệm định kỳ cho sản phẩm của mình. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách tốt hơn.

4. Dịch vụ tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai trọn gói – nhanh – giá tốt

Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Đồng Nai nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung tại ISOHA  là một giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề khó khăn trong thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp. ISOHA được phần lớn khách hàng đánh giá cao về nhiều mặt. Không chỉ về chất lượng dịch vụ, mà còn ở thái độ tư vấn, sự hỗ trợ nhiệt tình về sau này.

ISOHA cam kết với Khách hàng

  • Tư vấn pháp lý rõ ràng đúng quy định pháp luật mới nhất. Cam kết tư vấn chính xác ngay từ ban đầu và hoàn toàn MIỄN PHÍ.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm đầy đủ các chỉ tiêu bắt buộc. So sánh kết quả đối chiếu với quy định để đưa ra sự tư vấn phù hợp.
  • Cam kết không phát sinh chi phí. Chi phí dịch vụ luôn được ISOHA báo giá rõ ràng ngay từ đầu. Luôn có hợp đồng và phiếu thu minh bạch.
  • Thời gian đúng hẹn như cam kết ban đầu. Không viện lý do để kéo dài thời gian trong quá trình làm việc.
  • Khách hàng không phải đi lại bất cứ lần nào cả. Mọi công việc đã được ISOHA chủ động sắp xếp thực hiện.
  • Cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép.
  • Giấy phép ISOHA thực hiện có giá trị pháp lý toàn quốc. Hợp pháp xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài.
  • Hỗ trợ giải đáp các vấn đề liên quan trong suốt hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chính sách KHUYẾN MÃI, GIẢM PHÍ cho những giấy phép tiếp theo tại ISOHA.

quy trình tự công bố sản phẩm tại đồng nai


Trên đây là những thông tin ISOHA chia sẽ về quy trình tự công bố sản phẩm tại Đồng Nai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, hay có những vướng mắc cần được giải đáp. Khi đó, ISOHA luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.

Thông tin liên hệ với ISOHA ở ngay bên dưới. Hãy liên hệ ngay với ISOHA để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất!